Kính thiên văn lớn nhất thế giới mở cửa đón du khách tham quan

Sau khi được đưa vào vận hành hồi tháng 9/2016, kính thiên văn Aperture Spherical (FAST) rộng 500m ở Trung Quốc đã chính thức mở cửa đón công chúng tới tham quan. Tuy nhiên, mỗi ngày nơi đây chỉ tiếp đón 2.000 khách.

Khi đến thăm kính thiên văn lớn nhất thế giới, các du khách phải hết sức cần thận do mức độ cảm nhận thông tin nhạy bén của các bộ máy.

Du khách được yêu cầu gửi lại các thiết bị điện tử trước khi bước vào đài quan sát.

Kính thiên văn FAST được xây dựng ở khu vực vùng núi hẻo lánh của tỉnh Quý Châu (Trung Quốc).

Công trình này giúp tăng cường hiểu biết của con người về nguồn gốc vũ trụ, tìm kiếm sự sống ngoài trái đất và có thể mang về cho Trung Quốc một giải thưởng Nobel nào đó.

Truyền thông địa phương cho biết việc tăng kích thước của lòng chào lên càng rộng càng giúp cho kính thiên văn này bắt được các tín hiệu yếu từ vũ trụ xa xôi.

Kính thiên văn lớn nhất thế giới mở cửa đón du khách tham quan
Kính thiên văn Aperture Spherical. (Nguồn: shanghaiist.com).

FAST có thể thu được tín hiệu trong khoảng cách 11 tỷ năm ánh sáng và trong vòng 1 năm vận hành, công trình này đã giúp con người biết thêm gấp đôi số lượng sao xung trước đó.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn không hy vọng FAST có thể tạo ra được đột phá về lĩnh vực thiên văn trong vài năm tới vì vẫn phải kiểm tra và sửa lỗi liên quan tới những thiết bị phức tạp.

Dự án FAST được giới thiệu lần đầu vào năm 2007 và bắt đầu xây dựng vào năm 2011. Tháng 7/2015, FAST bắt đầu được lắp đặt 4.450 tấm kính phản chiếu. Toàn bộ công trình này tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ nhân dân tệ.

Để tiến hành xây dựng, chính quyền Quý Châu đã phải di dời 10.000 dân sống trong bán kính 50km.

Kế hoạch tái định cư này từng nhận nhiều chỉ trích vì tiêu tốn chi phí nhân công cũng như mức bồi thường ít ỏi cho người dân, 12.000 nhân dân tệ mỗi người, chỉ bằng một nửa thu nhập bình quân hàng năm của người dân Trung Quốc.

Người dân địa phương cũng phàn nàn khu nhà tái định cư mà chính quyền xây dựng gần đó có chất lượng yếu kém.

Không chỉ vậy, khi FAST đi vào hoạt động hồi tháng Chín năm ngoái, một quy định mới đã được áp dụng nhằm giữ yên tĩnh quanh khu vực kính thiên văn bao gồm cấm xây dựng, săn bắt, khai thác, định cư.

Người vi phạm có thể bị phạt 100.000 nhân dân tệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thang máy nâng tàu 3.000 tấn tại đập thủy điện lớn nhất thế giới

Thang máy nâng tàu 3.000 tấn tại đập thủy điện lớn nhất thế giới

Thang máy khổng lồ tại đập thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc, có thể nâng tàu với tải trọng lên đến 3.000 tấn.

Đăng ngày: 02/03/2017
Nhà máy thủy điện tích năng - Công nghệ

Nhà máy thủy điện tích năng - Công nghệ "xanh" mới của Australia

Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Australia (ANU), nhà máy thủy điện tích năng nhờ bơm (hay nhà máy thủy điện tích năng), có thể giúp Australia trở thành quốc gia hoàn toàn sử dụng năng lượng

Đăng ngày: 01/03/2017
Trạm vũ trụ Nga sẽ thay thế ISS của Mỹ giám sát toàn cầu

Trạm vũ trụ Nga sẽ thay thế ISS của Mỹ giám sát toàn cầu

Các module trạm không gian của Nga (ROS) có khả năng làm việc ngay sau khi trạm không gian quốc tế ISS hoàn thành chương trình bay vào năm 2024-2025.

Đăng ngày: 01/03/2017
Google tính xây dựng khuôn viên

Google tính xây dựng khuôn viên "công nghệ xanh"

Google vừa chia sẻ kế hoạch xây dựng một khuôn viên công nghệ với nhiều không gian xanh tại trụ sở của công ty, và mở cửa cho mọi người có thể vào tham quan.

Đăng ngày: 01/03/2017
Sân bay cho chim đầu tiên trên thế giới tại Trung Quốc

Sân bay cho chim đầu tiên trên thế giới tại Trung Quốc

Một khu bảo tồn đất ngập nước ở Trung Quốc sẽ trở thành điểm dừng chân cho nhiều loài chim di cư có cùng đường bay trên thế giới.

Đăng ngày: 28/02/2017
Kinh ngạc 5 kiệt tác thế giới có thể bạn chưa biết

Kinh ngạc 5 kiệt tác thế giới có thể bạn chưa biết

Great Mosque, giếng nước Chand Baori là hai trong số những kiệt tác thế giới, hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và hoành tráng.

Đăng ngày: 24/02/2017
7 vật thể lớn nhất con người từng phóng vào không gian

7 vật thể lớn nhất con người từng phóng vào không gian

Trạm Vũ trụ Quốc tế, tên lửa Saturn V, kính viễn vọng không gian Hubble là ba trong số những vật thể lớn nhất con người từng phóng vào không gian.

Đăng ngày: 22/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News