Kính viễn vọng không gian Hubble gặp sự cố
Sự cố về con quay hồi chuyển khiến kính thiên văn Hubble của NASA định hướng sai trong quá trình quan sát.
Hubble, kính viễn vọng không gian 28 năm tuổi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phải chuyển sang "chế độ an toàn" do gặp sự cố về con quay hồi chuyển hôm 6/10. Thiết bị phải tạm ngừng mọi hoạt động quan sát khoa học, theo AFP.
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. (Ảnh: NBC News).
Phát biểu trong tuyên bố vào ngày 8/10, đại diện của NASA cho biết một trong ba con quay hồi chuyển của Hubble gặp trục trặc. Đây là thiết bị quan trọng sử dụng để định hướng và cố định kính viễn vọng trên quỹ đạo.
Đội kỹ thuật từ Trung tâm bay Vũ trụ Goddard của NASA và Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian Mỹ đang kiểm tra và phân tích sự cố để sớm đưa con quay hồi chuyển hoạt động trở lại. "Hubble đã chuyển sang chế độ an toàn. Kính thiên văn được đặt ở cấu hình ổn định cho đến khi sự cố được khắc phục", NASA cho biết.
Hubble trang bị tổng cộng 6 con quay hồi chuyển, tuy nhiên một nửa trong số đó đã hỏng. Với sự cố mới nhất, kính viễn vọng của NASA chỉ còn hai con quay hồi chuyển hoạt động. Trên thực tế, Hubble vẫn có thể vận hành với một con quay hồi chuyển, tuy nhiên nó cần ít nhất ba con quay để tối ưu hóa hoạt động. Ngoài sự cố về con quay hồi chuyển, các thiết bị còn lại của Hubble vẫn hoạt động tốt, có thể hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong nhiều năm tới.
Từ khi được phóng lên quỹ đạo năm 1990, Hubble có những đóng góp nổi bật trong công cuộc khám phá vũ trụ của nhân loại với khoảng 1,3 triệu quan sát. Tuần trước, các nhà thiên văn học phát hiện mặt trăng đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời với sự hỗ trợ của Hubble. Kính viễn vọng Không gian James Webb, thiết bị thay thế Hubble, dự kiến sẽ được đưa lên quỹ đạo vào tháng 3/2021.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
