Kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh lớn nhất thế giới ra đời

Trung Quốc chính thức hoàn thiện kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới chuyên săn tìm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh trong vũ trụ xa xôi sau khi lắp xong tấm gương phản xạ cuối cùng.

Kính viễn vọng Khẩu độ rộng 500m (FAST) bao gồm 4.450 tấm gương phản xạ với đường kính 457m, tương đương 30 sân bóng đá, theo Xinhua.

Khoảng 300 người chứng kiến quá trình lắp đặt tấm gương hình tam giác cuối cùng lên mặt phản xạ của chiếc kính ở huyện Bình Đường phía tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc vào ngày 2/7. Dự án được công bố lần đầu năm 1994. Công tác lắp đặt bắt đầu vào tháng 3/2011 với chi phí lên tới 105 triệu USD và hoàn thành trước thời hạn hai tháng.


Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới FAST chính thức hoàn thành. (Ảnh: Scoopnest).

Năm 2009, toàn bộ 9.110 cư dân sinh sống ở khu vực xung quanh được di dời tới 4 khu định cư khác kèm theo trợ cấp từ chính phủ để tạo ra môi trường sóng điện từ lý tưởng cho kính viễn vọng hoạt động. Mỗi hộ dân được bồi thường 1.800 USD.

Trong phạm vi bán kính 4,8km xung quanh kính viễn vọng, không có cư dân sinh sống. Ba ngọn đồi xung quanh lòng chảo tạo thành một tam giác đều. Trước khi FAST ra đời, kính viễn vọng khẩu độ rộng lớn nhất thế giới nằm ở Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico, có đường kính 300m.

"Là chiếc kính viễn vọng khẩu độ lớn nhất thế giới nằm ở khu vực vô cùng yên tĩnh, ảnh hưởng của FAST đến nghiên cứu thiên văn sẽ vô cùng to lớn và nó chắc chắn dẫn tới cách mạng hóa ở nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên", Nan Rendong, nhà khoa học đứng đầu dự án FAST, chia sẻ.

FAST sẽ cho phép các nhà thiên văn học khảo sát khí hydro ở nhiều thiên hà xa xôi và phát hiện chuẩn tinh sáng mờ, những ngôi sao neutron quay nhanh có từ trường cao, phát ra bức xạ điện từ trường.

Dự án cũng hướng đến nghiên cứu nhiều vật thể lạ nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc vũ trụ và tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, theo Zheng Xiaonian, phó giám đốc Đài thiên văn Quốc gia thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Trong 2 - 3 năm tới, các nhà khoa học có thể phát hiện amino axit, vật liệu hình thành sự sống quan trọng, trong vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 27/01/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 11/01/2025
Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị

Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tòa nhà siêu thực mô phỏng

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau

Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đăng ngày: 17/07/2024
Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News