Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới

Ở Nhật Bản có một công ty đang sản xuất loại giấy mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 0,02mm, tương đương làn da của con người. Ưu điểm của loại giấy này là mịn, nhẹ nhưng lại có độ bền khá ấn tượng.

Xưởng làm giấy Hidaka Washi nổi tiếng ở Nhật Bản là nơi duy nhất đang tạo ra những tờ giấy mỏng nhất thế giới với tên gọi washi (wa: Nhật Bản và shi: giấy). Những tờ giấy washi truyền thống của Nhật Bản còn tên gọi khác là "tengu joshi".

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới

Trong phóng sự của kênh Great Big Story mô tả, xưởng giấy này có thể tạo ra được những tờ giấy mỏng như da người với phương pháp đã được lưu truyền từ hàng ngàn năm.

Công ty Hidaka Washi tiền thân là Liên minh giấy xuất khẩu TENGU, ban đầu là một xưởng nhỏ đặt tại Kusaka, tỉnh Kochi, Nhật Bản vào năm 1949. Xưởng lúc đó chỉ có 10 thợ thủ công làm giấy và hầu hết là người trong một gia đình.

Sản phẩm giấy làm bằng tay của công ty lúc đó được xuất khẩu phục vụ làm giấy cho máy đánh chữ. Cho đến nay, Hidaka Washi vẫn duy trì kỹ thuật làm giấy thủ công tryền thống nhưng có đôi chút cải tiến và áp dụng công nghệ mới nhất.

Hidaka Washi sử dụng khá nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo giấy, trong đó cây bụi (Mitsumata và Ganpi) và cây dâu tằm. Trong đó xưởng Hidaka Washi sử dụng chủ yếu vỏ cây dâu tằm để sản xuất giấy siêu mỏng. Tuy nhiên do dựa vào nguyên liệu tự nhiên nên quy trình làm giấy washi ngày xưa thường mang tính mùa vụ. Mùa đông được coi là mùa làm giấy tốt nhất.

Đặc tính của giấy washi là ấm áp, mỏng, mềm mại nhưng sờ lại khá cứng cáp vì các sợi gỗ được kéo dài, nghiền giã và kéo căng thay vì chặt nhỏ. Ứng dụng của giấy washi có rất nhiều bao gồm in ấn, cắt dán, màn che đèn thắp, cửa chớp, thiệp cưới, bìa lót sách, làm diều thậm chí dùng cho nghệ thuật gấp giấy origami,…

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Giấy trang trí làm từ loại giấy washi.

Cách làm loại giấy này cũng khá kỳ công và đòi hỏi mất nhiều công đoạn từ lựa chọn nguyên liệu, kiểm tra và sửa các sai sót kịp thời.

Đầu tiên xưởng sẽ mua dâu tằm từ nông trại, sau đó đun trong nồi hơi, tước vỏ, buộc thành từng bó, sấy khô và tạo sợi.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Các bó cây dâu tằm phơi khô.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Chúng sẽ được luộc qua nước sôi trước.

Sợi giấy sau đó sẽ được tiếp tục được trộn với nước và hồ và trải lên khay trước khi được ép thành các tấm giấy siêu mỏng.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Người thợ dùng các cây tre để trộn giấy với hồ.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Họ dùng tay để kéo các sợi nhằm tăng độ dai cho giấy.

Sợi giấy càng dài thì trang giấy sẽ càng dai và mềm hơn. Quy trình này còn có thêm một bước là chắt nước dư thừa từ giấy. Các tấm giấy sau đó sẽ tiếp tục được tách ra và loại bỏ các tạp chất trên giấy trước khi đem phơi ngoài nắng.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Giấy sau đó sẽ được đưa lên máy để kéo giãn và tạo thành các tấm giấy.

Đó là quy trình truyền thông nhưng ngày nay nhờ có sự trợ giúp của máy móc lên quy trình gọn nhẹ và đơn giản hơn khá nhiều.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Thành phẩm là một tờ giấy siêu mỏng.

Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Tờ giấy mỏng tới nỗi bạn có thể nhìn xuyên qua dễ dàng.


Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới
Những tờ giấy được ứng dụng để in ấn rất thuận tiện.

Người Nhật có truyền thống làm giấy từ lâu đời với lịch sử hơn 1000 năm. Ngày xưa, người Nhật chủ yếu dựa vào phương pháp làm giấy của người Trung Quốc, sau đó họ tự phát triển phương pháp sản xuất giấy của riêng mình.

Nghề làm giấy truyền thống tại Nhật Bản bắt đầu nở rộ từ thế kỷ 17-18 và được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay.

Dù đã là thế kỷ 21 nhưng giấy washi vẫn có một sức sống rất riêng trong văn hóa và đời sống của người Nhật Bản.


Tham quan xưởng sản xuất loại giấy mỏng nhất thế giới, mỏng ngang lớp da của con người tại Nhật Bản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News