Kỳ dị loài thú “yêu” điên cuồng, mãnh liệt đến chết
Những con đực một số loài thú có túi ăn côn trùng ở châu Úc có thể “yêu” điên cuồng, thậm chí suốt 14 tiếng với con cái cho đến khi nó cơ thể suy nhược và chết gục.
Nhà động vật học Diana Fisher tại Đại học Queensland, Úc vừa tham gia nghiên cứu khả năng “sinh sản tự tử” của một số loài thú có túi ăn côn trùng tại các đảo ở Thái Bình Dương như New Guinea và Úc, đặc biệt là loài có tên Antechinus.
Ông Fisher tiết lộ, những loài động vật này có đặc điểm rất lạ, con đực có thể trưởng thành nhanh chóng sau 1 năm và chết trẻ ngay sau khi giao phối. Không giống như mực và nhện đực có thể chết sau khi giao phối nhiều để cho ra đời hàng ngàn đứa con, những con thú có túi chết vì lý do để thụ tinh cho con cái những tinh trùng với chất lượng cao nhất.
Con cái Antechinus chăm con còn các tính nhân của nó đều đã chết vì kiệt sức sau giao phối. (Ảnh: Livescience)
Lối sống của Antechinus, một nhóm thú có túi nhỏ trông giống chuột ở Australia, vốn đã rất kỳ lạ. Mùa ghép đôi của chúng kéo dài khoảng vài tuần, mỗi lần giao phối có thể lên đến 14 tiếng. Con đực thường kiệt sức đến mức mất mạng sau mùa ghép đôi. Tuy nhiên, lối sống của chúng giờ còn trở nên kỳ lạ hơn khi các nhà nghiên cứu thực địa phát hiện hành vi ăn thịt đồng loại. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Australian Mammalogy hôm 18/1.
Hành vi ăn thịt đồng loại được quan sát lần đầu tiên bởi Elliot Bowerman, thành viên Hội đồng Sunshine Coast, trong chuyến đi bộ ở công viên quốc gia New England. Ông phát hiện một con thú nhỏ đang kéo lê xác của một con khác rồi bắt đầu đánh chén.
Sau đó, nhóm nghiên cứu của Andrew M. Baker, phó giáo sư về sinh thái và khoa học môi trường tại Đại học Công nghệ Queensland, xem xét đoạn video mà Bowerman ghi lại trên điện thoại di động. Họ xác nhận con vật trong video thuộc chi thú có túi Antechinus.
Thú có túi Antechinus ăn xác đồng loại. (Ảnh: Elliot Bowerman).
Trong mùa ghép đôi của thú có túi Antechinus, con đực sẽ tiết ra testosterone. Lượng testosterone liên tục ở mức cao khiến hormone căng thẳng cortisol không ngừng tiết ra. Cuối cùng, nó tăng đến mức gây hại và khiến hệ miễn dịch trục trặc. Con đực sau đó sẽ chảy máu trong rồi chết.
Baker cho rằng xác thú có túi là một nguồn cung cấp năng lượng dễ dàng. Vì vậy, những con còn sống sẽ ăn xác đồng loại. "Thú có túi đực chết đi, tạo cơ hội cho những con đực còn sống và con cái đang mang thai hoặc đang tiết sữa thu được năng lượng dễ dàng thông qua việc ăn thịt đồng loại", Baker cho biết.
Dù chưa chắc chắn thú có túi đực hay cái ăn xác đồng loại, Baker tin rằng khả năng cao là con đực. "Con đực được cho là ăn ít hơn con cái trong quá trình sinh sản, nhưng cả hai đều ăn trong thời gian này. Trong video, con Antechinus đang ăn xác đồng loại có vẻ mạnh mẽ với thân hình to lớn, nhưng bị tổn thương ở mắt phải và mất lông trên cánh tay và vai. Điều này gắn liền với sự xuống sức do căng thẳng ở con đực. Có lẽ nó cũng sắp phải chịu số phận trở thành bữa ăn cho kẻ khác", Baker nói.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
