Kỳ lạ loài hoa “khát” Mặt trăng máu như chó sói
Các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu về loài hoa duy nhất trên thế giới vốn rất yêu Mặt trăng máu.
Mới đây, kết quả một nghiên cứu kéo dài 4 năm về loài hoa Ephedra foeminea đã được các chuyên gia thuộc ĐH Stockholm công bố rộng rãi. Theo đó, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi nhận ra: đây là loài thực vật “khát” Mặt trăng duy nhất trên thế giới.
Cận cảnh loài hoa "khát" Mặt trăng máu như chó sói
Cụ thể, Ephedra foeminea là một loài thực vật sống và phát triển theo chu kỳ vận hành của Mặt trăng. Mỗi năm, loài hoa này lại thay đổi lịch thụ phấn dựa theo quá trình tròn – khuyết của “chị Hằng” và chỉ nở khi trăng tròn nhất. Vì lý do này mà các chuyên gia gọi chúng là “hoa chó sói”.
Loài hoa này sống dựa vào chu kỳ tròn - khuyết của Mặt trăng
Cũng trong khoảng thời gian trên, Ephedra foeminea tiết ra những giọt nước đặc biệt, tỏa hương thơm thu hút côn trùng như bướm đêm tới thụ phấn. Nhờ đó, hạt giống của chúng sẽ được phát tán đi xa nhanh chóng sinh sôi, nảy nở.
Giọt nước thu hút côn trùng tới thụ phấn được tiết ra vào ngày trăng tròn
Thực tế, kết luận đặc biệt này được phát hiện rất tình cờ trong quá trình nghiên cứu. Theo đó trong vòng 4 năm, các nhà khoa học đều thấy Ephedra foeminea tiết nước ra cùng một thời điểm. Tuy nhiên năm 2013, hiện tượng này đột nhiên không xảy ra.
Điều đó làm các chuyên gia thấy rất tò mò. Họ kiểm tra các dữ liệu, thông số khoa học khác và phát hiện ra, hoa Ephedra foeminea không nở vì thời điểm đó không có trăng tròn.
Chia sẻ thêm về nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, hiện nhóm vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân vì sao Ephedra foeminea có thể nhận biết chu kỳ Mặt trăng. Giả thuyết khả dĩ nhất thời điểm này, đó là chúng căn cứ vào lượng ánh sáng Mặt trăng phản chiếu Mặt trời lên Trái đất tại các thời điểm khác nhau để xác định thời điểm trăng tròn.

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà
Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người
Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
