Kỷ lục truyền 402 Tb dữ liệu bằng cáp quang

Các nhà khoa học Nhật Bản đạt tốc độ truyền 402 Tb/giây dữ liệu bằng cáp quang thương mại nhờ khai thác những băng tần chưa từng sử dụng.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu là Phòng thí nghiệm mạng quang tử thuộc Viện công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia Nhật Bản (NICT) chứng minh băng thông truyền quang 37,6 terahertz (THz) cho phép lập kỷ lục về tốc độ dữ liệu 402 terabits (Tb)/giây qua cáp quang có thể mua được trên thị trường, Interesting Engineering hôm 27/6 đưa tin.

Kỷ lục truyền 402 Tb dữ liệu bằng cáp quang
Nhóm nghiên cứu lập kỷ lục với cáp quang có sẵn trên thị trường. (Ảnh: iStock).

Các nhà nghiên cứu đạt kỷ lục trên bằng cách xây dựng hệ thống truyền quang đầu tiên ở mọi băng tần (OESCLU) của cáp quang tiêu chuẩn. Hệ thống kết hợp nhiều công nghệ khuếch đại, bao gồm 6 bộ khuếch đại sợi quang pha tạp. Thiết bị cân chỉnh quang học mới cũng cho phép tiếp cận những dải bước sóng chưa từng sử dụng trong các hệ thống đã triển khai. Công nghệ do NICT phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào mở rộng khả năng của cơ sở hạ tầng truyền quang khi nhu cầu đối với dịch vụ dữ liệu gia tăng nhanh chóng trong tương lai.

Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu mở rộng ghép kênh phân chia theo bước sóng dày đặc (DWDM) để bao gồm mọi băng tần quan trọng, đạt hơn 1.500 kênh truyền song song trong băng thông 37,6 THz (275 nm). Cùng với các đối tác, NICT xây dựng hệ thống truyền từ băng tần O đến U đầu tiên trên thế giới, nhờ đó có thể truyền DWDM bằng cáp quang tiêu chuẩn có sẵn với công nghệ khuếch đại thiết kế tùy chỉnh.

Ước tính tốc độ dữ liệu sau khi truyền qua 40 km là 402 Tb/s, cao hơn 25% so với kỷ lục trước đây và băng thông 37,6 THz cũng đánh dấu mức tăng 35%. Kết quả thí nghiệm chứng minh tiềm năng truyền băng thông siêu rộng nhờ ứng dụng công nghệ khuếch đại và xử lý tín hiệu mới, giúp tăng khả năng truyền thông tin của sợi cáp quang.

NICT sẽ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ khuếch đại, phát triển các bộ phận và sợi quang để hỗ trợ ứng dụng trong tương lai gần và dài hạn. Các nhà nghiên cứu cũng hướng tới mở rộng phạm vi truyền của hệ thống băng thông siêu rộng với công suất siêu cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật phát hiện mỏ kim loại khổng lồ dưới biển

Nhật phát hiện mỏ kim loại khổng lồ dưới biển

Nhật Bản tìm thấy mỏ khoáng sản khổng lồ gần một hòn đảo Minami - Torishima chứa khoảng 230 triệu tấn mangan, 610.000 tấn cobalt và 740.000 tấn nickel.

Đăng ngày: 28/06/2024
Băng chuyền chở hàng tự động dài 500km

Băng chuyền chở hàng tự động dài 500km

Chính phủ Nhật Bản thông báo kế hoạch giới thiệu một mạng lưới băng chuyền tự động công nghệ cao mang tên Autoflow-Road nhằm vận chuyển hàng hóa qua quãng đường 500 km giữa Tokyo và Osaka.

Đăng ngày: 28/06/2024
Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề

Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề

Theo các nhà khoa học Mexico, trong một thế kỷ qua, hàng trăm nghìn loài động vật biến mất do hoạt động của con người, trong khi hàng triệu loài khác cận kề nguy hiểm từ vấn đề liên quan môi trường.

Đăng ngày: 27/06/2024
Phát hiện gò mối 34.000 tuổi, lưu trữ hàng tấn carbon

Phát hiện gò mối 34.000 tuổi, lưu trữ hàng tấn carbon

Các nhà khoa học ở Nam Phi đã phát hiện ra những gò mối lâu đời nhất thế giới và chúng đã lưu trữ carbon trong hàng ngàn năm qua.

Đăng ngày: 27/06/2024
Máy bay

Máy bay "Tiếng sét" ồn nhất thế giới

Máy bay XF-84H trở thành cơn ác mộng của phi công cũng như kiểm soát viên không lưu với tiếng ồn có thể nghe thấy từ khoảng cách 40 km, có biệt danh " Tiếng sét".

Đăng ngày: 27/06/2024
Phát hiện lục địa bị mất ngoài khơi nước Úc

Phát hiện lục địa bị mất ngoài khơi nước Úc

Một lục địa " không giống bất cứ thứ gì được tìm thấy ngày nay" từng là nơi sinh sống của nửa triệu người đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía bắc Úc.

Đăng ngày: 27/06/2024
Bí ẩn ngọn lửa

Bí ẩn ngọn lửa "không bao giờ tắt" trên các giàn khoan dầu!

Trong thế giới năng lượng, hình ảnh những ngọn lửa bập bùng cháy sáng ngày đêm trên các giàn khoan dầu luôn là một biểu tượng quen thuộc.

Đăng ngày: 27/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News