NASA sửa thành công tàu vũ trụ từ khoảng cách 24 tỷ km

Khoảng 7 tháng sau khi tàu Voyager I trục trặc, NASA cho biết họ đã sửa thành công hệ thống truyền dữ liệu của tàu và nhận tín hiệu sử dụng được từ 4 thiết bị khoa học.

Tàu thăm dò liên sao Voyager 1 của NASA đang truyền dữ liệu có ý nghĩa từ cả 4 thiết bị khoa học, Live Science hôm 17/6 đưa tin. Đây là kết quả sau 7 tháng tìm kiếm và khắc phục lỗi của đội ngũ kỹ sư NASA.


Tàu Voyager 1 đang hoạt động trong không gian liên sao. (Ảnh: NASA).

Tàu vũ trụ gặp sự cố vào tháng 11/2023, bắt đầu gửi tín hiệu vô nghĩa do vấn đề kỹ thuật với một trong 3 máy tính trên tàu. Các kỹ sư giải quyết một phần trục trặc hồi tháng 4 thông qua truyền chỉ thị cho hệ thống dữ liệu bay phụ (FDS) của Voyager 1, chịu trách nhiệm đóng gói dữ liệu khoa học trước khi truyền về Trái đất. Chỉ thị này thúc đẩy tàu Voyager 1 gửi lại tin nhắn có thể đọc được đầu tiên sau 4 tháng, cho phép đội kỹ sư xác định nguồn gốc vấn đề.

Sau khi xác định trục trặc xảy ra ở một chip máy tính, đội kỹ sư tìm ra giải pháp để điều chỉnh bộ mã của FDS từ khoảng cách hàng chục tỷ km và bắt đầu khôi phục trạng thái hoạt động cho thiết bị trên Voyager. Hai trong số 4 thiết bị khoa học của tàu tiếp tục cung cấp dữ liệu đọc được trong tháng 5. Nhờ tiếp tục điều chỉnh thêm, hiện nay cả 4 thiết bị đã hoạt động bình thường. Những thiết bị này chịu trách nhiệm thu thập thông tin về sóng plasma, từ trường và các hạt trong không gian liên sao.

Trong khi hệ thống dữ liệu của Voyager 1 hoạt động trở lại, đội kỹ sư sẽ cần làm việc thêm để con tàu phục hồi hoàn toàn. Ví dụ, họ sẽ cần tái đồng bộ phần mềm tính giờ, cho phép cả 3 máy tính trên tàu xử lý chỉ thị cùng lúc. Đội kỹ sư cũng sẽ tiến hành bảo trì máy thu băng kỹ thuật số, lưu trữ dữ liệu cho thiết bị sóng plasma.

Voyager 1 đang bay qua không gian liên sao ở cách Trái đất hơn 24 tỷ km. Không gian liên sao là khu vực bên ngoài nhật quyển, bong bóng bảo vệ tạo bởi từ trường và gió Mặt Trời. Tàu vũ trụ bay ở xa đến mức các kỹ sư phải chờ 22,5 giờ để chỉ thị của họ truyền đến tàu và thêm 22,5 giờ nữa để nhận phản hồi. Tàu Voyager 1 và Voyager 2 đã du hành trong không gian gần 47 năm. Chúng là những tàu vũ trụ hoạt động lâu nhất của NASA và vật thể nhân tạo bay xa nhất còn tồn tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Một nghiên cứu từ Anh đã chỉ ra nơi đang che giấu ít nhất 2 ngoại hành tinh có lục địa "già" hơn Trái đất 5 tỉ năm và có thể cả sự sống tiên tiến hơn.

Đăng ngày: 21/04/2025
Hệ Mặt trời đã có

Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
NASA công bố tin xấu về

NASA công bố tin xấu về "Trái đất thứ hai"

Thế giới được NASA mô tả như một "Trái Đất khác", sở hữu cảnh quan phức tạp với núi, sông, hồ... rất giống địa cầu vừa được phân tích lần nữa.

Đăng ngày: 21/04/2025
Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Thiên thể chúng ta đang nhìn thấy trên bầu trời có thể không phải là Mặt trăng nguyên bản.

Đăng ngày: 21/04/2025
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News