Kỷ lục về tia sét dài 700km

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố các kỷ lục mới về tia sét đơn dài và lâu nhất từng được ghi nhận.

Một tia sét kéo dài hơn 700km từ Đại Tây Dương qua Brazil và Argentina vào ngày 31/10/2018, tương đương khoảng cách giữa thủ đô London của Anh và thành phố Basel của Thụy Sĩ, đã thiết lập kỷ lục mới về chiều dài của tia sét đơn, WMO cho biết trong một tuyên bố vào hôm qua, 25/6. 

Một tia sét khác thắp sáng bầu trời Argentina vào ngày 4/3/2019 cũng mới được Ủy ban Thời tiết và Khí hậu Cực đoan của WMO ghi nhận là tia sét có thời lượng lâu nhất, kéo dài trong 16,73 giây.

Các kỷ lục mới đã được xác minh bằng công nghệ hình ảnh vệ tinh. Cả hai đều phá sâu kỷ lục cũ, bao gồm tia sét dài nhất (321km) ở bang Oklahoma của Mỹ vào ngày 20/6/2007 và tia sét lâu nhất (7,74 giây) ở vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur, miền nam nước Pháp vào ngày 30/8/2012.Kỷ lục về tia sét dài 700km

Kỷ lục về tia sét dài 700km
Một tia sét xuất hiện ở Snyder, bang Texas, Mỹ vào tháng 6/2014. (Ảnh: NOAA).

"Những số liệu khó tin này là minh chứng cho thấy sức mạnh của thiên nhiên, cũng như tiến bộ về khoa học công nghệ trong việc ghi lại các sự kiện chớp nhoáng", Rand Randall Cerveny, báo cáo viên chính từ Ủy ban Thời tiết và Khí hậu Cực đoan của WMO nhấn mạnh. "Những kỷ lục mới vẫn có khả năng xảy ra trong tương lai và hy vọng chúng ta có thể ghi lại chúng khi công nghệ phát hiện sét được cải thiện".

Dữ liệu mới sẽ giúp các chuyên gia thiết lập giới hạn về quy mô của sét, thứ có thể hữu ích trong việc nghiên cứu khoa học, cảnh báo an toàn, hay các mối quan tâm về kỹ thuật.

Liên quan đến là hiện tượng thời tiết cực đoan này, Ấn Độ vào hôm qua cho biết hơn 100 người đã thiệt mạng và ít nhất 30 người bị thương do sét đánh trên cả nước; trong đó, huyện Gopalganj ghi nhận số người chết cao nhất với 13 trường hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới khoa học

Giới khoa học "rối loạn" vì một hiện tượng chưa từng có tại Bắc cực

AP đăng tải, nhiệt độ tại Bắc cực đang không ngừng gia tăng, khiến các nhà khoa học lo lắng về những hệ quả mà phần còn lại của thế giới sẽ phải gánh chịu.

Đăng ngày: 27/06/2020
Vì sao Hà Nội biến thành “hỏa diệm sơn”?

Vì sao Hà Nội biến thành “hỏa diệm sơn”?

Những ngày qua, nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở Hà Nội từ 39-40 độ. Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài đường lên tới hơn 50, thậm chí gần 60 độ. Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh dẫn đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

Đăng ngày: 26/06/2020
Đột phá ý tưởng làm xi măng từ muối thải

Đột phá ý tưởng làm xi măng từ muối thải

Hai kiến trúc sư ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất – UAE) đang tìm cách phá vỡ quy tắc xây dựng truyền thống khi muốn sử dụng xi măng làm từ muối để xây nhà.

Đăng ngày: 25/06/2020
Hồ nước dài 1,5km gần cạn nước do hố tử thần

Hồ nước dài 1,5km gần cạn nước do hố tử thần

Nước trong hồ Slade rút xuống các hố tử thần bên dưới, để lộ diện tích lớn lòng hồ khô cằn.

Đăng ngày: 24/06/2020
Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển

Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển

Lượng lớn cát bụi từ sa mạc châu Phi được gió cuốn qua Đại Tây Dương, góp phần tạo nên các bãi biển và làm đất màu mỡ.

Đăng ngày: 22/06/2020
Cận cảnh những

Cận cảnh những "hào quang" lạ quanh mặt trời, mặt trăng khắp thế giới

Hiện tượng vầng hào quang lạ bao quanh mặt trời, mặt trăng tương tự ở Bà Rịa - Vũng Tàu trưa này từng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, luôn thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và người chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tốc độ xe chạy có ảnh hưởng đến mức độ phát thải của xe không?

Tốc độ xe chạy có ảnh hưởng đến mức độ phát thải của xe không?

Tất cả ô tô con đều có khoảng tốc độ lý tưởng để tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu, nhưng khoảng tốc độ này của mỗi loại xe lại khác nhau, tùy vào thiết kế và thời gian xe đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News