Kỳ quái với dáng vẻ "ngoài hành tinh" của loài côn trùng ăn lá

Trái với dáng vẻ đầy nguy hiểm của nó, châu chấu Brazil cũng chỉ là một loài côn trùng nhỏ hoàn toàn bình thường.


Đây là loại côn trùng chủ yếu sống trong rừng nhiệt đới.

Châu chấu Brazil (Brazilian Treehopper) là một loài côn trùng khá phổ biến, chủ yếu sống trong rừng nhiệt đới, có lẽ là một trong những sinh vật có ngoại hình kỳ quái nhất trên hành tinh.

Chúng có kích thước cỡ chỉ hạt đậu, chủ yếu chỉ gặm lá trên ngọn cây. Tuy nhiên, thứ khiến chúng ta "sởn gai ốc" khi chứng kiến chính là vật thể kỳ lạ nằm trên đầu của nó.

Đó giống như một "chiếc mũ", được tạo thành từ bốn quả cầu vỏ kitin và bao phủ bởi nhiều sợi lông, khiến loài côn trùng nhỏ bé này trông giống như một thứ gì đó trong các phim khoa học viễn tưởng hoặc phim kinh dị.


Kỳ quái với dáng vẻ "ngoài hành tinh" của châu chấu Brazil.

Ngay cả đến nay, các nhà khoa học vẫn không lý giải được những quả cầu này thực sự mang lại tác dụng gì cho châu chấu Brazil, hay chỉ góp phần khiến chúng trở nên đáng sợ.

Một số giả thuyết cho rằng cấu trúc hình cầu bảo vệ châu chấu Brazil bằng cách hoạt động như những chiếc "đầu giả" để đánh lạc hướng kẻ săn mồi tấn công.

Trong khi những người khác lại bị thuyết phục rằng giống loài này đã tiến hóa để giống với hình dáng của một loại nấm ký sinh có tên là Ophiocordyceps simpleis.

Loài nấm ký sinh này được biết đến với khả năng khủng khiếp, khi có thể chiếm lấy tâm trí và cơ thể của loài kiến đục gỗ - Camponotus rufipes, biến chúng thành "thây ma", sau đó chết và trở thành môi trường để nấm tiếp tục phát triển.


Biến thể Brazil là biến thể duy nhất có sở hữu "chiếc mũ" kỳ quái.

Hiện khoa học ghi nhận có hơn 3.000 loài châu chấu, và chúng có thể được tìm thấy ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Thế nhưng biến thể Brazil là biến thể duy nhất có sở hữu "chiếc mũ" kỳ quái, khiến chúng giống như một sinh vật ngoài hành tinh.

Thế nhưng trái với dáng vẻ đầy nguy hiểm của nó, châu chấu Brazil cũng chỉ là một loài côn trùng nhỏ hoàn toàn bình thường, dành cả ngày để tìm kiếm thức ăn và nhân giống loài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News