Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới, có đến một phần ba loại ký sinh trùng trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng vào năm 2070 do biến đổi khí hậu. Việc này không chỉ làm giảm số lượng các loài trên hành tinh, mà còn đẩy nhanh quá trình biến mất của những loài sinh vật khác.

Những cái chết hàng loạt

Không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng Trái Đất sắp bước vào giai đoạn sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Khí hậu biến đổi làm băng tan, các đại dương ấm lên, các mô hình thời tiết bị phá vỡ. Và điều nguy hiểm nhất là các sinh vật trên khắp hành tinh đang bị đẩy đến giới hạn sinh thái của chúng và ở trong tình trạng rất dễ bị nhiễm bệnh.

Theo một số ước tính, 75% các loài trên hành tinh có thể biến mất trong quá trình tuyệt chủng này. Và các loài động vật như ếch, động vật có vú sinh sống ở biển và ong đang chết dần với tốc độ đáng báo động. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng, những loại ký sinh trùng có ảnh hưởng đến những động vật này cũng có nguy cơ tuyệt chủng do việc biến đổi khí hậu.

Ký sinh trùng là những sinh vật sống bên trong hoặc trên những sinh vật khác và hút chất dinh dưỡng từ vật chủ. Nhiều loại giun và côn trùng, như ve và rận, đã tiến hóa để kí sinh lên cả con người và những động vật có xương sống khác. Tùy thuộc vào vật chủ mà những ký sinh trùng này có chu kỳ sống khác nhau.

Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu làm tuyệt chủng ký sinh trùng. (Ảnh: Internet)

Để hiểu được những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu tác động đến quần thể ký sinh trùng, các nhà nghiên cứu đã thu thập 457 loài trong bộ sưu tập ký sinh trùng quốc gia của Mỹ. Bộ sưu tập nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia thuộc Viện Smithsonian. Họ đã dành nhiều năm theo dõi từng mẫu vật để hiểu sự phân bố của các loài này.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng những thông tin cùng với một số mô hình khí hậu để xác định có bao nhiêu dạng môi trường sống của ký sinh trùng có thể biến mất trong tương lai. Họ cũng tính toán xem môi trường sống thích hợp của các loài có thể thay đổi như thế nào nếu chúng bị phân tán.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ký sinh trùng là một trong những nhóm sinh vật bị đe dọa nhiều nhất trên Trái Đất. Tùy thuộc vào mô hình khí hậu, một số lượng đáng kể các loài ký sinh trùng sẽ mất đi. Đây là dự báo lớn nhất về sự tuyệt chủng của loài. Bọ chét và bọ ve bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi một số loài khác - chẳng hạn như rận, trong một số trường hợp lại tăng lên.

Cuối cùng các nhà nghiên cứu kết luận rằng: thay đổi khí hậu có thể khiến một phần ba loài ký sinh trùng bị tuyệt chủng vào năm 2070.

Không chỉ là “những kẻ hút máu”

Mặc dù chúng ta thường cho rằng ký sinh trùng là những con bọ gây bệnh, nhưng thực ra chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng giúp điều chỉnh hệ miễn dịch của động vật và ngăn ngừa bệnh tật. Bằng cách thay đổi hành vi của động vật, ký sinh trùng tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi sinh khối giữa các cấp khác nhau trong một hệ sinh thái.

Theo các nhà nghiên cứu thì sự tuyệt chủng của ký sinh trùng không chỉ làm giảm số lượng các loài trên hành tinh, mà nó còn đẩy nhanh quá trình biến mất của các loài sinh vật khác. Điều đó có thể làm hệ sinh thái vốn đã dễ bị tổn thương của chúng ta bị phá hủy nhanh hơn, và các cộng đồng sống phụ thuộc vào hệ sinh thái cũng bị lâm vào tình thế nguy hiểm.

Bà Anna Phillips - một nhà nghiên cứu động vật học và là người quản lý của Tổ chức kí sinh trùng quốc gia Hoa Kỳ, cho biết: "Sự biến đổi dần dần của khí hậu có một tác động thực sự sâu sắc đến tỉ lệ tuyệt chủng, và dù có ở trong trường hợp tốt nhất, chúng ta vẫn sẽ thấy những thay đổi sâu rộng trên khắp toàn cầu”.

Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậuKý sinh trùng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. (Ảnh: Internet)

Thông qua nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về mối đe dọa bị tuyệt chủng trong tương lai gần của ký sinh trùng. Làm cách nào để bảo tồn chúng đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm.

Chúng ta có rất ít những nghiên cứu về ký sinh trùng, trong khi chúng lại cần một phương pháp bảo tồn chuyên biệt, phù hợp với phương thức sống độc đáo của chúng. Ngoài ra, sự đa dạng về số lượng và những ảnh hưởng phức tạp đến hệ sinh thái mà chúng cung cấp cũng là điều rất đáng lưu tâm.

Bảo vệ ký sinh trùng thực sự là một công việc khó khăn. Hiện các nhà khoa học đang kêu gọi sự hỗ trợ từ tất cả mọi người để xây dựng một cơ sở dữ liệu bảo tồn ký sinh trùng đầu tiên trên thế giới. Đây là một cổng trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ loài sinh vật có giá trị này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Có tới 3000 vi khuẩn khác nhau sống trên tiền giấy

Có tới 3000 vi khuẩn khác nhau sống trên tiền giấy

Trong dự án nghiên cứu nhằm xác định DNA trên tiền giấy tại Đại học New York, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đồng tiền chính là nơi trú ẩn của hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau.

Đăng ngày: 08/09/2017
Bão Harvey vừa tan, xuất hiện đàn muỗi hàng triệu con

Bão Harvey vừa tan, xuất hiện đàn muỗi hàng triệu con "xâm chiếm" Texas

Nước lũ tồn đọng sau bão là địa điểm sinh sản lý tưởng cho hàng triệu con muỗi, kéo theo nhiều mối đe dọa mới về dịch bệnh bùng phát.

Đăng ngày: 08/09/2017
Cận cảnh loài cây “3 lá lấy một mạng người”

Cận cảnh loài cây “3 lá lấy một mạng người”

Lá ngón còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết.

Đăng ngày: 07/09/2017
Hạt fonio kì diệu: Lời giải cho bài toán an ninh lương thực tương lai

Hạt fonio kì diệu: Lời giải cho bài toán an ninh lương thực tương lai

Loại ngũ cốc này có mùi vị pha trộn giữa vị của hạt couscous (một loại hạt giống hạt gạo, phổ biến ở các nước châu Phi và Trung Đông) và vị của diêm mạch.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tìm ra

Tìm ra "bí mật" khiến ong mật thành ong chúa

Trong một bài báo mới đây trên PLOS Genetics, các nhà khoa học đã tìm ra những phân tử trong hỗn hợp thức ăn của ấu trùng ong mật có ảnh hưởng đến sự thay đổi đặc điểm sinh lý của chúng.

Đăng ngày: 07/09/2017
Hậu quả khi loài muỗi bị tuyệt chủng

Hậu quả khi loài muỗi bị tuyệt chủng

Nếu bị tuyệt chủng, 3.500 loài muỗi trên Trái Đất hiện nay sẽ biến mất. Trong số đó, khoảng 200 loài muỗi có khả năng hút máu người và ba loài Anopheles, Culex, Aedes truyền bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 06/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News