Ký sinh trùng "kiểm soát tâm trí" lây lan tới Hawaii
Các nhà nghiên cứu lần đầu phát hiện loài ký sinh trùng Toxoplasma gondii, có khả năng điều khiển hành vi của chuột, trên hòn đảo Oahu ở Hawaii.
Toxoplasma gondii trước đây chưa từng xuất hiện trên quần đảo Hawaii, vậy bằng cách nào mà chúng đến được Oahu? Trưởng nhóm nghiên cứu Grant Sizemore, chuyên gia về động vật xâm lấn từ Tổ chức Bảo tồn Chim ở Mỹ, giải thích loài ký sinh trùng truyền nhiễm này có thể đã "quá giang" trên những con mèo nhà - vật chủ duy nhất mà chúng có thể sinh sản hữu tính bên trong.
Mặc dù vậy, mèo không thực sự đáng trách bởi con người mới chính là nguyên nhân sâu xa khiến T. gondii lây lan tới Oahu. Những cư dân tại đây đã mang mèo từ nơi khác tới hòn đảo. Một số con trong đó có thể đã đi lạc hoặc bị bỏ rơi, và sinh sôi nảy nở tạo thành quần thể mèo hoang. Cộng đồng mèo này đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa do là nguồn lây lan ký sinh trùng.
T. gondii có thể lây truyền từ mèo sang hầu hết động vật máu nóng, kể cả con người, thông qua đường phân. Khi các tế bào trứng xâm nhập vào vật chủ mới, chúng phát triển thành các bào tử nhanh (tachyzoite), với khả năng sao chép mạnh đến mức lấn át hệ miễn dịch của vật chủ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
T. gondii có thể khiến chuột tự tìm đến mèo. (Ảnh: Feline Nutrition).
Ở chuột, T. gondii có thể kiểm soát hành vi của vật chủ, khiến loài gặm nhấm sợ mèo này tự tìm đến kẻ săn mồi. Đó chính xác là những gì T. gondii muốn, bởi khi mèo ăn chuột bị nhiễm bệnh, các bào tử có cơ hội sinh sản hữu tính để hoàn thành vòng đời.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mèo hoang trên khắp Oahu và phát hiện tới 32 địa điểm công cộng có sự hiện diện của T. gondii. Số lượng mèo chính xác trên đảo không được ghi nhận nhưng theo Sizemore, trung bình có khoảng 23 con ở mỗi địa điểm.
"Tỷ lệ cao mẫu phân mèo chứa tế bào trứng của T. gondii cho thấy loài ký sinh trùng này đang lây lan mạnh tại các công viên và khu vực lân cận. Điều đáng lo ngại là chúng có thể truyền từ mèo sang hầu hết động vật máu nóng, trong cả hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt hay nước biển", Sizemore cảnh báo.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố hôm 9/4 trên tạp chí Conservation Science and Practice.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
