Kỹ sư NASA đề xuất xây khu định cư bay trong khí quyển để tránh mưa axit trên bề mặt sao Kim

Đã từ lâu chúng ta khao khát định cư ở sao Hỏa, đến nỗi khoa học đầu tư nghiên cứu cách sống sót trên Hành tinh Đỏ, rồi đưa robot lên tìm hiểu những đặc tính cơ bản nhất của sao Hỏa.

Đến giờ, ta có thể phỏng đoán sao Hỏa từng sở hữu một sinh quyển tương tự Trái đất, với những con nước lớn chảy trên bề mặt nay đã khô cằn. Theo những gì ta đã biết về sự sống, nước hiện hữu trên sao Hỏa đồng nghĩa với việc Hành tinh Đỏ từng duy trì được sinh vật sống. Trong những phát hiện mới nhất, thiết bị đã thấy dấu vết của băng trong đất, là một trong nhiều lý do cho thấy vi sinh vật, hay sự sống, đang tồn tại trên sao Hỏa.

Tuy vậy, sao Hỏa vẫn là hoang mạc không phù hợp cho sự sống. Nhiệt độ sao Hỏa cao, với khí quyển dày đặc bức xạ Mặt trời sẽ khiến việc định cư tại đây khó khăn vô vàn. Cách hợp lý nhất để sinh sống trên Hành tinh Đỏ là tránh xa bề mặt, xây những căn hầm kiên cố trong lòng đất.

Kỹ sư NASA đề xuất xây khu định cư bay trong khí quyển để tránh mưa axit trên bề mặt sao Kim
Khu định cư nằm trong lòng đất có thể giúp ta thuộc địa hóa sao Hỏa.

Nhưng sao Hỏa không phải ứng cử viên duy nhất cho vai trò ngôi nhà thứ hai của nhân loại, thậm chí nó còn chẳng có trong danh sách những hành tinh có thể hỗ trợ sự sống.

Tuy vậy, sao Hỏa vẫn là hành tinh duy nhất nằm trong khu vực ở được quanh một ngôi sao (trong trường hợp này là Mặt trời), hai hành tinh còn lại nằm trong khu vực này là sao Thủy và sao Kim, hay hành tinh tiềm ẩn nguy cơ chết người.

Thế mà sao Kim có thể trở thành ứng cử viên sáng giá

Nhắc tới sao Kim là nói đến hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời, với nhiệt độ bề mặt lên tới 463,85 độ C. Áp lực khí quyển lớn tới mức bóp nát được một lon nước ngọt, và bề mặt hành tinh liên tục chứng kiến hoạt động núi lửa, và như để “đổ thêm dầu vào lửa”, sao Kim còn thường xuyên mưa acid sulfuric. Vậy mà, sao Kim vẫn có thể duy trì sự sống.

Vấn đề mấu chốt là đây: khó khăn trong định cư trên sao Kim nằm tại bề mặt hành tinh, chứ khí quyển sao Kim vẫn thân thiện với sự sống. Nói một cách khác, là con người có thể sinh tồn trong khí quyển sao Kim.

Kỹ sư NASA đề xuất xây khu định cư bay trong khí quyển để tránh mưa axit trên bề mặt sao Kim
Sao Kim.

Đầu tiên, một bộ đồ bảo hộ sẽ không phải yêu cầu bắt buộc, khi phi hành gia chỉ cần một bình dưỡng khí và mặt nạ hô hấp là đủ. Ở độ cao khoảng 50km so với bề mặt sao Kim, khí quyển hành tinh khắc nghiệt lại giống với môi trường sống trên Trái đất. Nhiệt độ ở độ cao này rơi vào khoảng từ 0 cho tới 50 độ C.

Hơn nữa, khí quyển sao Kim có thể trở thành lớp lá chắn chống lại thiên thể ngoài hành tinh; thiên thể sẽ bị thiêu rụi trên đường rơi xuống bề mặt sao Kim, một điều khó xảy ra trên sao Hỏa.

Lực hấp dẫn cũng sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng sống của những người định cư. Lực hấp dẫn của sao Hỏa chỉ bằng 38% Trái đất, chắc chắn sẽ cản trở quá trình sinh trưởng của trẻ và thể chất của người trưởng thành. Trong khi đó, lực hấp dẫn của sao Kim bằng 90,4% Trái đất.

Lực hấp dẫn lớn đồng nghĩa với việc tàu du hành sẽ dễ tiếp cận với hành tinh hơn. Bên cạnh đó, sao Kim gần Trái đất hơn, thời gian di chuyển giữa hai hành tinh chỉ vỏn vẹn 97 ngày, quá ngắn so với hành trình Trái đất - sao Hỏa kéo dài tới 7 tháng.

Từ giả tưởng tới thực tế

Vậy chúng ta thiết lập khu định cư trên sao Kim thế nào? Nhà khoa học Geoffrey A. Landis công tác tại NASA đưa ra đề xuất… trên trời: chúng ta có thể xây dựng những khu định cư lơ lửng trong không trung, được giữ trên không bằng những quả khí cầu khổng lồ và được xây bằng vật liệu nhẹ hơn không khí.

Kỹ sư NASA đề xuất xây khu định cư bay trong khí quyển để tránh mưa axit trên bề mặt sao Kim
Hình minh họa bề mặt khắc nghiệt của sao Kim.

Theo lời ông Landis, không quá khó để xây dựng và giữ cho thành phố bay cố định trên không. “Bởi lẽ khí quyển sao Kim nhiều CO2, thứ khí ta vẫn chung sống bấy lâu, nitro và oxy có thể là khí nâng vật thể lên”.

Ông tiếp: “Trên Trái đất, ta vẫn biết để thứ gì đó bay lên, ta sẽ cần thứ đó nhẹ hơn không khí. Bạn biết gì không, không khí của chúng ta nhẹ hơn không khí [sao Kim]”.

Nếu bạn có thể lấy phòng mình đang sống, thay thế tường bằng thứ gì đó mỏng hơn, căn phòng sẽ nổi trong khí quyển sao Kim”, kỹ sư hàng không vũ trụ Landis khẳng định.

Kỹ sư NASA đề xuất xây khu định cư bay trong khí quyển để tránh mưa axit trên bề mặt sao Kim
Thay vì sử dụng phép thuật, thành phố trên mây có thể được xây bằng công nghệ.

Hình ảnh này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm khoa học giả tưởng, và nếu xuất hiện trong thực tế, nó sẽ dễ xảy ra nhất trong khí quyển sao Kim. Đã có những cá nhân tham vọng tìm cách nghiên cứu, xây dựng một thành phố như thế. Elon Musk có thể mơ tới thành phố thịnh vượng nằm trên bề mặt Hành tinh Đỏ cằn cỗi, người khác cũng có thể mơ tới “thành phố trên mây”, lơ lửng phía trên một hành tinh thường xuyên mưa acid.

Với vị trí gần Mặt trời, lượng năng lượng ánh sáng sao Kim nhận được sẽ dồi dào vô cùng. Theo tính toán sơ bộ, hiệu năng pin Mặt trời sẽ cao hơn 40% so với điều kiện Trái đất, và hiệu quả gấp 240 lần một thiết bị tương tự trên sao Hỏa.

Một thành phố biết bay vận hành bằng năng lượng ánh sáng và năng lượng hạt nhân (ít ra, cho tới khi ta có được năng lượng hợp hạch) sẽ là một kỳ quan mới của nhân loại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Startup Trung Quốc phát triển tên lửa tái sử dụng

Startup Trung Quốc phát triển tên lửa tái sử dụng

Công ty khởi nghiệp Orienspace đã huy động được hơn 100 triệu USD để phát triển loạt tên lửa mới, một mẫu trong đó có thể tái sử dụng.

Đăng ngày: 18/02/2022
Trung Quốc tiết lộ kế hoạch không gian đầy tham vọng

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch không gian đầy tham vọng

Dựa vào những thành tựu ấn tượng trong 5 năm qua, Trung Quốc tự tin đẩy mạnh các sứ mệnh không gian tầm cỡ trong nửa thập kỷ tới.

Đăng ngày: 18/02/2022
NASA công bố hai sứ mệnh Mặt trời mới

NASA công bố hai sứ mệnh Mặt trời mới

Ngoài là nguồn cung cấp nhiệt và ánh sáng, Mặt Trời ảnh hưởng đến môi trường không gian theo nhiều cách khác nhau.

Đăng ngày: 18/02/2022
Ảnh chụp tiểu hành tinh rộng 225m lao tới gần Trái đất

Ảnh chụp tiểu hành tinh rộng 225m lao tới gần Trái đất

Tiểu hành tinh (455176) 1999 VF22 dự kiến bay qua Trái Đất lúc 14h54 ngày 22/2 (giờ Hà Nội) với khoảng cách hơn 5 triệu km.

Đăng ngày: 18/02/2022
Phát hiện dự báo tương lai: Trái đất... rơi sang thiên hà khác?

Phát hiện dự báo tương lai: Trái đất... rơi sang thiên hà khác?

Điều gì sẽ xảy ra khi một số thiên hà được dự báo sẽ va chạm với thiên hà chứa Trái đất đến gần?

Đăng ngày: 17/02/2022
Trái đất có

Trái đất có "vật chất ở chiều không gian khác", giới khoa học bối rối suốt 90 năm

Vật chất tồn tại ở 4 trạng thái rắn, lỏng, khí và plasma có thể là một định nghĩa cần xem xét lại. Có một thứ vật chất thuộc về trạng thái lửng lơ chính giữa rắn và lỏng đang tạo nên trái tim của Trái đất.

Đăng ngày: 17/02/2022
Phát hiện loại sao mới được bao phủ bởi tro bụi từ khí helium đốt cháy

Phát hiện loại sao mới được bao phủ bởi tro bụi từ khí helium đốt cháy

Một nhóm các nhà thiên văn học người Đức gần đây đã phát hiện ra một nhóm các ngôi sao thuộc loại sao lạ, được bao phủ bởi tro bụi do quá trình đốt cháy helium.

Đăng ngày: 17/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News