Kỳ thú cảnh tượng "cơn bão ngỗng tuyết" phủ kín bầu trời
Gần 10.000 con ngỗng cùng cất cánh bay qua một hồ nước rộng, phủ kín bầu trời một màu trắng xóa đầy kỳ thú.
Hàng vạn con ngỗng trắng cùng cất cánh bay lên phủ kín bầu trời.
Video quay lại cảnh tượng gần 10.000 con ngỗng cùng cất cánh, bay qua hồ Massawippi nằm trong dãy Ayer, Quebec, Canada. Cảnh tượng kỳ thú này được ví như phiên bản thiên nhiên của Hồ Thiên nga, chỉ khác là đàn ngỗng trời không sải cánh duyên dáng như trên sân khấu, mà bay hỗn loạn với những tiếng quàng quạc điếc tai.
Hàng vạn con ngỗng trắng cùng cất cánh bay lên phủ kín bầu trời, với tiếng vỗ cánh và tiếng ngỗng kêu không khác gì một cơn bão tuyết tràn qua mặt hồ.
Ngỗng tuyết sinh sống rất đông ở các vùng khí hậu lạnh như bắc Canada hoặc Greenland, có thể nặng đến hơn 3kg và có bộ cánh dài tới 1m. Chúng thường bay di cư về phía nam vào mùa đông lạnh giá.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên
Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Loài cá kỳ lạ có thể sống trên cạn cả năm mà không chết
Đã là cá thì đương nhiên phải sống dưới nước, đó như là một quy luật tự nhiên không thể phủ nhận. Nhưng có một loài cá lại đi ngược lại quy luật đó.
