Kỳ thú "cuộc diễu hành của các hành tinh" diễn ra vào tháng 7

Cuộc diễu hành của các hành tinh sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần của tháng 7 nhưng không thể quan sát hoàn toàn.

Mặc dù không có thuật ngữ "cuộc diễu hành của các hành tinh" trong khoa học, người yêu thiên văn học thường dùng cụm từ này khi nói về hiện tượng các hành tinh xếp thành một hàng trong cùng một khu vực trên bầu trời.

Một cuộc diễu hành như vậy từng xảy ra vào ngày 18/4/2002. Theo dự kiến, sự kiện tương tự sẽ diễn ra vào tháng 7/2020. Kế đó là tháng 3, tháng 6/2022 và các năm 2040, 2854.

Kỳ thú cuộc diễu hành của các hành tinh diễn ra vào tháng 7
Hình ảnh mô phỏng về "cuộc diễu hành của các hành tinh". (Ảnh: Starwalk)

Trong cuộc diễu hành vào tháng 7 tới đây, tất cả các hành tinh của hệ Mặt trời - sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương cùng hành tinh lùn Pluto - sẽ xếp thành hàng (hơi cong một chút) ở một phía của Mặt trời cùng một lúc.

Theo Faina Rubleva - Giám đốc khoa học của Đài thiên văn Matxcơva, ở sự kiện năm nay, Mặt trời sẽ bị sao Thủy che khuất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương không thể quan sát bằng mắt thường.

"Sao Thổ, sao Mộc và sao Hỏa có thể nhìn thấy được vào ban đêm. Chúng ta không nhìn thấy Trái đất vì chúng ta ở trên đó. Có thể nhìn thấy sao Kim, nhưng chỉ vào buổi sáng. Còn sao Thủy nằm ở phía dưới, bên cạnh Mặt trời và Mặt trời làm lu mờ nó", bà cho hay.

Bà Rubleva cũng lưu ý rằng, các hành tinh trên bầu trời sẽ di chuyển chậm và từ từ tạo thành một đoàn diễu hành dần dần. Do đó, hiện tượng này có thể được quan sát trong khoảng hai tuần, trái ngược với nhật thực và nguyệt thực xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

"Từ 4/7, chúng ta có thể quan sát sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ vào ban đêm và sao Kim vào buổi sáng. Tới ngày 14, tầm nhìn của sao Thổ và sao Mộc sẽ được cải thiện vì đây là thời điểm chúng phản xạ ánh sáng mặt trời tốt và sẽ thuận tiện nhất để quan sát", bà cho biết thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất

Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất

Các nhà khoa học đang kinh ngạc không hiểu vì sao, bằng cách nào mà một ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn.

Đăng ngày: 02/07/2020
SpaceX phóng vệ tinh định vị toàn cầu thế hệ mới

SpaceX phóng vệ tinh định vị toàn cầu thế hệ mới

Vệ tinh mới nhất trong Hệ thống Định vị Toàn cầu thế hệ thứ ba (GPS III) của Lực lượng Không Quân Mỹ đã được đưa lên quỹ đạo.

Đăng ngày: 01/07/2020
Vì sao con người khó sống trên Mặt trăng và sao Hỏa?

Vì sao con người khó sống trên Mặt trăng và sao Hỏa?

Loài người không thể sinh sống trên Mặt trăng và sao Hỏa do độ phóng xạ và bức xạ vũ trụ cao.

Đăng ngày: 30/06/2020
Tiết lộ ngày đầu tiên trong lịch sử du khách bước vào không gian vũ trụ

Tiết lộ ngày đầu tiên trong lịch sử du khách bước vào không gian vũ trụ

Không chỉ ngồi trên tàu vũ trụ, năm 2023 sẽ có du khách đầu tiên được bước ra khoảng không từ Trạm Vũ trụ quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2020
NASA treo thưởng 35.000 USD tìm mẫu toilet cho người lên Mặt trăng

NASA treo thưởng 35.000 USD tìm mẫu toilet cho người lên Mặt trăng

Thiết kế theo phong cách nào cũng được, chất liệu gì không quan trọng, chỉ cần nhỏ gọn, hoạt động tốt trong môi trường không trọng lực ngoài không gian và lực hấp dẫn thấp trên mặt trăng là đủ.

Đăng ngày: 29/06/2020
Bồn chứa nhiên liệu của một quả tên lửa bị thổi tung trông như thế nào?

Bồn chứa nhiên liệu của một quả tên lửa bị thổi tung trông như thế nào?

NASA đang trở nên khá giỏi trong việc làm nổ tung hệ thống tên lửa thế hệ tiếp theo của mình.

Đăng ngày: 29/06/2020
Phát hiện ra phân tử hữu cơ có thể tạo nên sự sống ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà

Phát hiện ra phân tử hữu cơ có thể tạo nên sự sống ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà

Ngoài kia còn những bí ẩn gì mà ta chưa biết nữa?

Đăng ngày: 28/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News