Kỳ thú xem robot “nông dân” làm việc thay con người trong nhà kính

Robot đang dần thay thế con người trong các lĩnh vực của cuộc sống. Hiện nay, không quá khó để bắt gặp những cỗ máy thông minh này làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hay thậm chí là an ninh. Vậy bạn có bất ngờ khi biết một “nông dân máy” cũng đã được chế tạo thành công!

Để hỗ trợ cho việc thu hoạch nông sản trong nhà kính, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Isarel, Bỉ, Thụy Điển và Hà Lan đã chế tạo thành công một chú robot, với khả năng thay thế người nông dân hái ớt chuông trong nhà kính, có tên là “Sweeper Robot”.

So với lực lượng lao động truyền thống, “Sweeper Robot” có thể thoải mái làm việc trong điều kiện môi trường khá khắc nghiệt của nhà kính, vốn là nơi có nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Bên cạnh đó, với kích thước nhỏ gọn, người máy này còn dễ dàng luồn qua các khe trống giữa 2 luống canh tác, mà không làm ảnh hưởng đến cây trồng.

Kỳ thú xem robot “nông dân” làm việc thay con người trong nhà kính
Khi đã tiếp cận được cây ớt, Sweeper Robot sẽ quét lấy thông tin của đối tượng.

Về thiết kế, bộ phận chính của Sweeper Robot là một cánh tay có thể di chuyển linh hoạt. Kết cấu này còn được tích hợp cả cưa, camera và cảm biến. Khi đã tiếp cận được cây ớt, Sweeper Robot sẽ quét lấy thông tin của đối tượng. Các thông tin này sau đó được xử lý bằng một thuật toán máy tính phức tạp.

Qua đó, Sweeper Robot sẽ nắm được độ chín của quả ớt, cũng như vị trí của nó trên cây. Với mỗi quả ớt được xác định là đạt chuẩn để thu hái, cánh tay máy sẽ tiếp cận, dùng chiếc cưa nhỏ cắt chính xác ở phần cuống. Quả ớt sau khi rời ra khỏi cây được bàn tay máy giữ lấy và di chuyển nhẹ nhàng đến phần giỏ đựng.

Đáng tiếc là ở thời điểm hiện tại, “nông dân máy” này vẫn chưa được chính thức thương mại hóa, bởi vẫn còn một số vấn đề nhỏ trong khâu vận hành cần được giải quyết. Dẫu vậy, Sweeper Robot vẫn xứng đáng để chúng ta đặt niềm tin về một tương lai mà người máy sẽ có thể thay thế hoàn toàn con người, để thực hiện các nhiệm vụ nặng nhọc, trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng khám phá cách thức hoạt động của "nông dân máy" trong video dưới đây:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà

Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà

Công ty Ireland chế tạo tấm chắn có thể điều chỉnh kích cỡ để lắp trước lối ra vào, bảo vệ đồ đạc bên trong khi xảy ra ngập lụt.

Đăng ngày: 31/07/2018
Robot

Robot "hiệp sĩ mù" tâng bóng hoàn hảo không rơi chỉ bằng cách lắng nghe âm thanh

Robot ngày càng làm được nhiều việc mà con người vẫn cho là khó khăn.

Đăng ngày: 31/07/2018
Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Tấm che mắt ngủ công nghệ cao này sử dụng công nghệ đèn flash để điều chỉnh nhịp sinh học hàng ngày của bạn bằng cách gửi xung ánh sáng khi bạn ngủ.

Đăng ngày: 31/07/2018
Thuyền chế tạo từ công nghệ 3D có thể vượt Đại Tây Dương

Thuyền chế tạo từ công nghệ 3D có thể vượt Đại Tây Dương

Hành trình xuyên Đại Tây Dương từ lâu đã không còn là khoảng cách mang tính thử thách đối với các nhà hàng hải trên thế giới.

Đăng ngày: 31/07/2018
Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên không với tốc độ lên tới 160km/h

Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên không với tốc độ lên tới 160km/h

Frank Zapataz là một nghệ sỹ chuyên trình diễn các pha mạo hiểm trên hoverboard, jetpack (bộ quần áo phản lực) hoặc bất kỳ hệ thống động nào khác.

Đăng ngày: 31/07/2018
Roto quay nhanh nhất trong lịch sử loài người

Roto quay nhanh nhất trong lịch sử loài người

Sáng chế phá kỷ lục không chỉ mở rộng ranh giới của vật lý mà còn có thể được sử dụng để nghiên cứu một số bí ẩn của cơ học lượng tử và cách các vật thể hoạt động trong chân không.

Đăng ngày: 29/07/2018
Máy bay vũ trụ nhanh gấp đôi âm thanh phóng thử thành công

Máy bay vũ trụ nhanh gấp đôi âm thanh phóng thử thành công

Tên lửa Virgin Galactic đưa máy bay vũ trụ thương mại và hai phi công trên tàu lên độ cao hơn 48km trong khí quyển bên trên sa mạc Mojave ở 2,5 lần vận tốc âm thanh, theo Newsweek.

Đăng ngày: 29/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News