Kỹ thuật đột biến hô hấp tạo giống lúa giàu protein

Phương pháp đột biến hô hấp được nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Việt đứng đầu thực hiện thành công, tạo giống lúa mới có nhiều phẩm chất tốt.

Lựa chọn vật liệu ban đầu là hai giống lúa thuần Việt (gồm gạo nếp thuần và gạo thương mại phía Bắc, Việt Nam), nhóm nghiên cứu do PGS Trần Đăng Xuân, Đại học Hiroshima đứng đầu đã tìm ra phương pháp đột biến tạo ra giống lúa mới có ưu thế về giá trị dinh dưỡng và năng suất vượt trội. Phương pháp đột biến cảm ứng này được nhóm nghiên cứu công bố trên Tạp chí khoa học Agriculture thuộc MDPI ngày 27/9. 

Các thí nghiệm được nhóm nghiên cứu sử dụng loại hóa chất N-methyl-N-nitrosourea (MNU) với một lượng rất nhỏ để tạo đột biến. Phương pháp giúp tạo ra dòng lúa mới chi phối các chỉ số dinh dưỡng và tạo ra một loại gene quý theo chủ đích. Kết quả thử nghiệm sau 5 tháng, chiều dài cây lúa tăng 3-6 cm và kích thước hạt gạo tăng 0,5-1mm, hàm lượng protein và lipid tăng lần lượt từ 6,6- 7,0% và 7.7- 10,7%. Trong đó hàm lượng amylose trong hạt gạo giảm đáng kể. Những giống gạo có hàm lượng amylose cao thường lâu chín, cơm khô và cứng.

Kỹ thuật đột biến hô hấp tạo giống lúa giàu protein
Sự thay đổi về kích thước và màu sắc của 2 loại gạo thuần Việt cho ra thế hệ F2 (K2, K4) bằng phương pháp đột biến cảm ứng.

Trước đây để lai tạo một giống lúa mới các nhà khoa học thường áp dụng lý thuyết di truyền phổ biến của Mendel như: chọn lọc cá thể, sử dụng ưu thế lai của cây lúa thế hệ F1. Quá trình gây lai theo cách này giữa hai giống với nhau mất 8-10 năm.

Phương pháp lai đột biến cũng từng được ứng dụng bằng cách dùng các tia xạ gamma. Phương pháp này mặc dù tăng chiều dài cây lúa nhưng làm giảm số lượng, năng suất hạt gạo và chỉ xen số ít các tính trạng cần (hạt gạo thơm, chỉ số dinh dưỡng, chống sâu bệnh...).

Những nhược điểm trên đã được khắc phục ở phương pháp đột biến hô hấp khi rút ngắn thời gian lai tạo xuống chỉ còn 2 năm, cây lúa cho năng suất cao hơn, chất lượng gạo mềm, thơm, hạt thon dài. Đặc biệt phương pháp này được áp dụng trên giống gạo thuần ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo nên những giống lúa mang các đặc tính quý về chất lượng và khả năng chống lại sâu bệnh, ngập, hạn.

Nhiều năm qua, PGS Trần Đăng Xuân và cộng sự đã nghiên cứu các phương pháp đột biến tạo ra những giống mới và gene ưu tú để nâng cao năng suất cây lúa. Trước đó, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu từ phương pháp đột biến hô hấp cho phép cây lúa di truyền theo gene mẹ, đạt năng suất 30 tấn/ha.

PGS Trần Đăng Xuân cho biết phương pháp đột biến hô hấp cho phép tìm ra và tạo nhiều gene quý, hứa hẹn bước đột phá trong chọn tạo giống lúa cũng như cây trồng. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nông dân 8X chế tạo máy ấp trứng tỷ lệ nở 98%

Nông dân 8X chế tạo máy ấp trứng tỷ lệ nở 98%

Máy ấp trứng do anh Nguyễn Văn Mạc chế tạo sau nhiều lần cải thiện nhiệt độ giúp trứng nở đều, năng suất 700 trứng/đợt.

Đăng ngày: 28/09/2019
Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước

Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước

Túi khí sẽ được tích hợp vào trong chiếc áo, chỉ cần tác động một lực vừa đủ, túi khí sẽ tự phồng trong 3 đến 6 giây và biến thành áo phao giúp người nổi trên nước.

Đăng ngày: 22/09/2019
Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói

Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói

Chiếc máy "made by sinh viên" giúp gieo hạt ngay hàng thẳng lối đến 95%. Máy còn có tính năng thông báo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, giúp nông dân có thể xác định thời điểm gieo phù hợp.

Đăng ngày: 19/09/2019
Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây

Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây "khát" nước

Các cảm biến được lắp trong hệ thống cho phép nhận biết vị trí cây gặp vấn đề, tự động tưới và báo tin cho chủ vườn.

Đăng ngày: 17/09/2019
Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Sáng 16/9, chuyên gia Nhật Bản thả 300 cá Koi, cá chép Việt Nam xuống vùng nước đã được xử lý; đồng thời thả 200 con cá rô phi xuống lòng sông Tô Lịch.

Đăng ngày: 16/09/2019
Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình tự động tuần hoàn khép kín, nước trong bể cá dùng cung cấp chất thải, dinh dưỡng cho rau, sau đó được lọc sạch cấp ngược lại cho cá.

Đăng ngày: 07/09/2019
Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Thay vì chôn lấp, công nghệ sản xuất cát nhân tạo do TS Nguyễn Ngọc Trực nghiên cứu có thể tận dụng xỉ gang sản xuất cát dùng để xây dựng.

Đăng ngày: 31/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News