Kỹ thuật nấu ăn 10.000 năm làm thay đổi nền văn minh cổ đại

Người cổ đại có thể dùng nồi chịu nhiệt để nấu thực vật từ 10.000 năm trước, một bước tiến giúp hình thành nơi định cư cố định, hướng tới nền văn minh hiện đại.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Plants hôm 19/12, các nhà khoa học nhận định người cổ đại sống cách đây 10.000 năm có thể ăn ngũ gốc nhiều hơn thịt, theo Ars Technica. Kết luận này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của 110 mảnh gốm tìm thấy ở khu vực sa mạc Sahara thuộc Lybia, nơi từng có nhiều hồ, động vật và thực vật tươi tốt.

Địa điểm khai quật là động Uan Afuda và hang đá mang tên Takarkori. Đây là nơi cư trú của con người trong khoảng 8.200-6.400 năm trước Công nguyên, một thời gian ngắn sau khi đồ gốm chịu nhiệt được phát minh ở châu Phi cách đây 10.000 năm.

Kỹ thuật nấu ăn 10.000 năm làm thay đổi nền văn minh cổ đại
Nhiều bã thực vật được tìm thấy trong các mảnh gốm cổ đại. (Ảnh: Sapienza University of Rome).

Các bình gốm được sử dụng với nhiều mục đích, trong đó có dự trữ và chế biến ngũ cốc. Chúng có thể đựng trái cây, ngũ cốc, lá và thân cây, phần lớn được thu lượm từ bờ sông, hồ.

"54% số bã thu được trong các bình có nguồn gốc thực vật, phần còn lại gồm chất béo động vật hoặc sản phẩm hỗn hợp giữa thực vật và động vật", nhóm nghiên cứu viết.

Các đầu bếp cổ đại nhiều khả năng đã làm bánh mỳ, ngũ cốc nghiền, các món hầm và thậm chí là siro. Theo Rana Özbal, nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Koç, Thổ Nhĩ Kỳ, người cổ đại đã thả đá nóng vào nồi chịu nhiệt để làm ấm thức ăn. Nhờ vậy, họ có thể tạo ra nguồn thực phẩm phong phú, bao gồm các thực vật không thể ăn trực tiếp.

Khi có thể ăn nhiều loại thực vật, con người bắt đầu định cư tại địa điểm cố định và chăn nuôi gia súc. Trẻ con được cai sữa sớm hơn bằng cách ăn thực phẩm mềm nấu chín. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ có thể đẻ nhiều con hơn và đứa trẻ có khả năng sống sót cao hơn.

Lối sống định cư cố định của con người ngày nay bắt đầu nhờ kỹ thuật nấu ăn mới trong các hang động giống Uan Afuda. Nói cách khác, học cách ăn nhiều loại rau có thể là bước đầu tiên của loài người nhằm hướng tới nền văn minh hiện đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ

Ở đỉnh cao của thành phố, năm 1050, dân số ở đây lên tới 30.000 người. Đây là thành phố lớn nhất thời xưa từng tồn tại, với quy mô vượt xa Paris hay London.

Đăng ngày: 26/12/2016
Loài khủng long rụng sạch răng khi trưởng thành

Loài khủng long rụng sạch răng khi trưởng thành

Hàm răng nhỏ và sắc của loài khủng long Limusaurus, sống ở tây bắc Trung Quốc 160 triệu năm trước, biến mất khi chúng trưởng thành.

Đăng ngày: 24/12/2016
Khai quật vườn khoai tây 3800 năm tuổi

Khai quật vườn khoai tây 3800 năm tuổi

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu vườn trông khoai tây Ân Độ có niên đại khoảng 3.800 tuổi, vẫn còn nguyên hàng rào đá và các công cụ đào bới cán gỗ.

Đăng ngày: 23/12/2016
Bia mộ La Mã 2000 tuổi được tìm thấy ở New York

Bia mộ La Mã 2000 tuổi được tìm thấy ở New York

Giới khảo cổ Mỹ đang xôn xao trước sự kiện một tấm bia mộ La Mã bí ẩn vừa được phát hiện tại nơi ít ai ngờ tới nhất: Westchester County, New York - một trong những khu phố giàu có nhất của nước Mỹ.

Đăng ngày: 22/12/2016
Hóa thạch

Hóa thạch "con lai" voi và ngựa ba triệu năm tuổi

Một nhóm nghiên cứu tìm thấy hóa thạch loài động vật cao hơn 1,5m, nặng khoảng 500kg, có hình dáng pha trộn giữa ngựa và voi.

Đăng ngày: 21/12/2016
Râu tóc chứa đầy vàng trên hài cốt nhà thiên văn học thế kỷ 16

Râu tóc chứa đầy vàng trên hài cốt nhà thiên văn học thế kỷ 16

Mẫu râu tóc lấy từ hài cốt nhà thiên văn học Tycho Brache chứa lượng vàng nhiều gấp 20-100 lần bình thường, chứng tỏ sự tiếp xúc cao với nguyên tố này.

Đăng ngày: 20/12/2016
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 19/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News