Kỹ thuật nuôi ong lấy mật "kiểu Darwin" giúp ong sống sót và sinh sản nhiều hơn

Kỹ thuật nuôi ong này áp dụng thuyết tiến hóa do chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, và các biến đổi giúp ong thích nghi tốt hơn với môi trường, sống sót và sinh sản nhiều hơn.

Các đàn ong mật đã chết thường xuyên hơn trong những năm gần đây được lý giải một phần lớn là do một hiện tượng rối loạn sụp đổ (colony collapse disorder - CCD).

Các ký sinh trùng và những căng thẳng do hoạt động nuôi ong thương mại đã góp phần gây ra, theo Thomas D. Seeley, một giáo sư Đại học Cornell đã nghỉ hưu, người nghiên cứu về hành vi và đời sống xã hội của ong mật.

Ông nói rằng, một người nuôi ong sẽ mất từ 10 đến 20% đàn ong trong một năm, chủ yếu là trong mùa đông. Và hiện tại, tỷ lệ tử vong của đàn ong có thể là 80%.

Tuy nhiên, ong đã tồn tại khoảng 120 triệu năm, theo Brenda Kiessling, một bác sĩ đã nghỉ hưu và là một người nuôi ong bậc thầy được Hiệp hội Nuôi Ong Đông Bắc Mỹ công nhận.

Bà Kiessling đã nuôi ong mật từ đầu những năm 1970, cho biết: “Ong tự sinh tồn và chúng phải thích nghi với các điều kiện sống. Chúng đã sống qua kỷ băng hà, mưa bão. Bằng cách nào đó, chúng đã sống sót”.

Kiến thức này đã khiến ông Seeley cùng bà Kiessling, các nhà nghiên cứu khác và những người nuôi ong nghiệp dư nắm bắt nghề nuôi ong “theo kiểu Darwin” trong 10 năm qua.

Thuật ngữ này áp dụng nguyên tắc của Darwin rằng chọn lọc tự nhiên theo thời gian mang lại khả năng tồn tại và sinh sản cho các loài.

Kiểu nuôi ong này đang trở nên phổ biến hơn với những người có sở thích nuôi ong để giải trí. Họ tập trung vào việc tạo điều kiện tối ưu cho ong làm mật, đồng thời bắt chước cách loài ong mật phương tây (Apis mellifera) sống trong tự nhiên.

Điều đó có nghĩa là nuôi các đàn trong các tổ nhỏ sao chép kích thước của một tổ tự nhiên, đặt các tổ cách xa nhau để ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng từ tổ này sang tổ khác, và đặt chúng xa khỏi khu vực được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng.

Ông Seeley đã nghiên cứu ong mật trong tự nhiên và là tác giả cuốn sách Đời sống loài ong: Chuyện chưa kể về Ong mật sống trong hoang dã.

Ông nói: “Nếu bạn để một con vật sống thuận tự nhiên, nó có thể sử dụng đầy đủ kỹ năng sinh tồn để tồn tại và sinh sản. Nhưng khi bạn bắt chúng phải sống theo một cách bạn muốn thì những "kỹ năng" đó không hoạt động tốt”.

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật kiểu Darwin giúp ong sống sót và sinh sản nhiều hơn
Nuôi ong lấy mật ở vùng Bắc Mỹ - (Ảnh: E&E News).

Ong thợ có nhiệm vụ cắn đứt chân ve Varroa

Nguyên tắc chọn lọc tự nhiên giải quyết nhiều vấn đề gây ra triệu chứng CCD. Ông Seeley nói có một loài ký sinh trùng có tên gọi là ve Varroa (không có nguồn gốc từ loài ong mật ở Mỹ) tấn công ong mật khi chúng đang phát triển, bằng cách tiêm một vi rút làm cánh của ong mật bị teo tóp rồi chết.

Ông cho biết, cách chống ong mật bị nhiễm vi rút kể trên bắt đầu bằng việc tìm ra những con ong có gen tốt.

Trong ngành công nghiệp sản xuất ong chúa thương mại, ong mật chúa được sản xuất trên quy mô lớn, được lai tạo để có kích thước bầy đàn lớn và sản lượng mật ong cao, nhưng chúng thường không có khả năng kháng ve.

Ngược lại, trong tự nhiên, ong thợ trưởng thành (con của ong chúa) đã tiến hóa để giết ve Varroa bằng cách cắn đứt chân của loại ve này. Sự thích nghi này tốt hơn là sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng.

“Hãy để những con ong chỉ cho bạn con nào có thể sống sót,” Seeley nói.

Ông cho biết để có được ong mật kháng ve, người nuôi ong có thể bắt một bầy ong hoang dã bằng cách đặt các tổ ong mồi ở những nơi hẻo lánh, xa các đàn ong nuôi. Vào mùa xuân, khi tổ ong quá đông, ong chúa và một nửa đàn ong sẽ tụ tập lại hoặc rời đàn để tìm tổ mới.

Bà Kiessling đã áp dụng nuôi ong lấy mật “kiểu Darwin” từ 3 năm nay. Nhưng trước tiên bà bỏ ra gần 10 năm để nghiên cứu, gồm nghe các bài giảng của ông Seeley.

Bà khuyên: “Bạn nên bắt cả bầy ong khi chúng đang lượn lờ trên cành cây hoặc bụi rậm. Việc này có thể mất vài ngày, hoặc chỉ mất vài phút vì chúng đợi sẵn, đang tìm kiếm một ngôi nhà mới, vì vậy bạn phải làm việc nhanh chóng.

Bạn may mắn nếu bầy ong đậu trên một cành cây thấp. Bạn có thể chỉ cần đặt thùng bên dưới và lắc chúng vào đó. Những lần khác, việc thu hồi bầy ong có thể vất vả hơn, có thể liên quan đến việc trèo cây và chặt cành.

Cuối cùng, bạn muốn nuôi một đàn ong với một con ong chúa tốt có thể sống sót qua mùa đông. Không có ong chúa đẻ trứng để tạo ra ong thì một tổ ong không thể tồn tại lâu dài”.

Trong mùa đông đầu tiên nuôi ong mật “theo kiểu Darwin”, chỉ một trong số đàn ông của bà Kiessling bị chết, nên bà bắt ong chúa ra khỏi đàn, đưa vào một tổ mới để lập đàn ong khác. Mỗi mùa đông qua, tổ của ong chúa tồn tại và chu trình lập tổ mới lại được tiến hành.

Ong lấy mật chết dày đặc vì bị “đày đến các khu ổ chuột”

Tỷ lệ chết của đàn ong cũng bắt nguồn từ những căng thẳng đi kèm với việc nuôi ong di cư.

Các đàn ong mật thương mại được chở đi khắp đất nước, gồm đến Thung lũng Trung tâm của California để thụ phấn cho các cánh đồng hạnh nhân, nơi ong tập trung quá đông và tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Ông Seeley nói: “Chúng được chuyển đến một nơi giống như một khu ổ chuột và đó là một nơi tuyệt vời để loài ve Varroa di chuyển từ các tổ ong bị nhiễm bệnh cao sang các tổ khác và lây nhiễm cho ong.

Người nuôi ong để giải trí nên hài lòng với sản lượng mật nhỏ

Người nuôi ong vì sở thích từ lâu đã áp dụng cách nuôi ong thương mại, chẳng hạn như nuôi ong trong các tổ lớn gần với các đàn khác, để tối đa hóa sản lượng mật.

Tuy nhiên, Seeley đang ghi nhận sự thay đổi tư duy của những người này. Ông nói: “Họ đáng được ngưỡng mộ vì có khả năng nuôi nhiều đàn ong, nhưng ngày càng có nhiều mgười nuôi ong theo sở thích quan tâm cách nuôi ong tử tế và và tôn trọng cách ong thích nghi, cho phép chúng sống thuận tự nhiên và sử dụng các công cụ sinh tồn của chúng”.

Để làm được điều này, người nuôi ong phải bắt chước môi trường tự nhiên của đàn ong. Ví dụ, tạo không gian cho các tổ ong để ngăn ong trôi từ đàn này sang đàn khác và giảm sự lây lan của dịch bệnh.

Trong tự nhiên, các tổ ong hoang dã thường cách nhau xa khoảng 5,5km, nhưng đối với người nuôi ong theo sở thích, các tổ ong có khoảng cách xa đặt ra một thách thức.

Ông Seeley nói đặt tổ ong cách nhau xa là điều phi thực tế đối với đa số người nuôi ong, trừ phi người này sống ở vùng nông thôn. Còn ở khu đô thị thì chỉ nên đặt 1 hoặc 2 tổ, với khoảng cách ít nhất giữa hai đàn là 30 mét.

Các bước khác gồm làm nhám các bức tường bên trong tổ ong bằng cách dùng cào cào gỗ, hoặc xây tổ ong bằng gỗ xẻ thô để khuyến khích sản xuất keo ong, hỗn hợp nhựa, sáp ong và các vật liệu khác do ong tạo ra để tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cho đàn ong.

Và nên sử dụng các tổ ong được xây dựng từ gỗ dày, cách nhiệt và được đặt cao khỏi mặt đất. Đặt các cây xa khỏi các cây được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt nấm.

Cũng nên đặt các tổ ong gần các vùng đầm lầy, rừng và cánh đồng, nơi ong có thể thu thập các loại phấn hoa khác nhau và được tiếp cận với nước sạch.

Cũng có thể nuôi các đàn ong trong các tổ nhỏ giống với kích thước của một tổ tự nhiên. Bằng cách đó, đàn ong trở nên quá đông vào mùa xuân, buộc ong phải tụ tập, điều này tạo ra một chuỗi các tác động có lợi: trong vài tuần, đàn ong không có ong non mà ve Varroa có thể lây nhiễm, và đàn ong có thể tự làm mới, tạo ra một ong chúa mới.

Ông Seeley kết luận: “Hãy vui mừng khi đàn ong tụ tập thành đàn, và hãy hài lòng với một vụ thu hoạch mật nhỏ”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thần dược chăn gối" hồi sinh sau 2.000 năm tuyệt chủng, tác dụng ngạc nhiên

Một loại thực vật đã tuyệt chủng, được cổ văn Ai Cập, Hy Lạp và La Mã mô tả là thần dược giúp tăng cường khả năng chăn gối và chữa bách bệnh, bất ngờ hồi sinh dưới chân một ngọn núi lửa.

Đăng ngày: 26/09/2022
Phát hiện virus mới giống SARS-CoV-2 ở dơi Nga, kháng vaccine

Phát hiện virus mới giống SARS-CoV-2 ở dơi Nga, kháng vaccine

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại virus mới tên là Khosta-2, mang nhiều đặc tính giống SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 26/09/2022
Loài cây kỳ lạ chỉ có duy nhất một chiếc lá ở Việt Nam

Loài cây kỳ lạ chỉ có duy nhất một chiếc lá ở Việt Nam

Lan một lá có một hoặc hai hoa mọc ra từ một thân thẳng. Khi ra hoa, cây không có lá. Chỉ sau khi hoa nở hết, chiếc lá mới bắt đầu phát triển.

Đăng ngày: 24/09/2022
Bất ngờ với số lượng kiến trên Trái đất

Bất ngờ với số lượng kiến trên Trái đất

Qua quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu sâu rộng, nhóm nghiên cứu Đức ước tính số lượng kiến trên thế giới là khoảng 20 triệu tỷ con.

Đăng ngày: 23/09/2022
Cảnh báo sốc cho nhân loại về thực vật trên Trái đất

Cảnh báo sốc cho nhân loại về thực vật trên Trái đất

Các nhà khoa học cho biết thực vật trên Trái đất đang rơi vào tình trạng tuyệt chủng nhanh chưa từng thấy và trở thành mối lo ngại cho con người.

Đăng ngày: 21/09/2022
Bông hoa lớn nhất thế giới lần đầu tiên nở trong vườn sinh vật ở Indonesia

Bông hoa lớn nhất thế giới lần đầu tiên nở trong vườn sinh vật ở Indonesia

Một bông hoa có mùi hôi thối, thuộc loài Giant Padma được biết đến là loài hoa lớn nhất thế giới, đã lần đầu tiên nở ở ngoài môi trường tự nhiên.

Đăng ngày: 20/09/2022
Mặt trăng

Mặt trăng "dao động" khiến 40 triệu cây chết ở Úc

Nghiên cứu mới cho thấy sự chao đảo trong quỹ đạo của Mặt trăng xung quanh Trái đất đã ảnh hưởng đến độ che phủ của rừng ngập mặn trên khắp nước Úc, gây ra cái chết của 40 triệu cây ở vịnh Carpentaria.

Đăng ngày: 16/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News