Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết

Thị trường hoa, cây cảnh những ngày giáp tết Ất Mùi ngày càng sôi động, hoa mai là loài hoa đẹp nhất trong dịp tết nhưng để trồng và chăm sóc loại hoa này không hề dễ dàng.

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa mai khá phức tạp. Để có một cây mai theo ý muốn của người chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:

Các bước trồng và chăm sóc hoa mai:

Chọn đất trồng mai

  • Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết
Việc áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng sẽ mang lại những bông hoa mai đẹp mắt

  • Đất trồng mai trong chậu: Cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.

Kỹ thuật bón phân

Mai trồng trên vườn, líp:

  • Tỉa cành: Người trồng nên tỉa cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch.Tuỳ theo hình dạng của cây, người chơi hoa nên có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn - dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba.
  • Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết
Bón lót và chọn đất là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây

  • Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.

Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.

Mai trồng trong chậu

  • Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Người trồng cần cắt bỏ tất cả các hoa để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, để lại một số lá.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết
Tỉa hoa và lá là kỹ thuật trồng cây cơ bản cho nhiều loại hoa, cây cảnh

  • Bón phân: Lượng bón có thể thay đổi từ 20-50gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3kg/chậu.
  • Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết
Bón phân là 1 trong các bước của kỹ thuật trồng cây hoa mai.

Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá đầu trâu 501 thúc ra chồi ra lá, đầu trâu 701 thúc ra bông và đầu trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá đầu trâu 005, đầu trâu 007, đầu trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên mùa Tết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên mùa Tết

Hoa đỗ quyên là loại hoa cảnh được nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng trong gia đình. Cần nắm được những kỹ thuật trồng cây và chăm sóc đặc biệt để giúp chậu hoa tỏa sắc lung linh.

Đăng ngày: 16/12/2016
Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà

Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà

Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa ly, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát.

Đăng ngày: 15/12/2016
Cậu học trò chế tạo robot thông minh thám hiểm đại dương

Cậu học trò chế tạo robot thông minh thám hiểm đại dương

Hơn một năm mày mò nghiên cứu, cậu học trò Phạm Khắc Phi Long (học sinh lớp 11, Trường THPT Gia Định, TP.HCM) đã sáng tạo thành công sản phẩm mang tên:

Đăng ngày: 12/12/2016
Bảo quản nông sản bằng

Bảo quản nông sản bằng "lai ghép" công nghệ sấy

Kết hợp công nghệ bơm nhiệt và lò vi sóng không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản và giữ được chất lượng nông sản như ban đầu, mà còn giúp tiết kiệm năng lượng so với các công nghệ khác.

Đăng ngày: 02/12/2016
Những nhầm tưởng về tiết kiệm nhiên liệu của lái xe Việt

Những nhầm tưởng về tiết kiệm nhiên liệu của lái xe Việt

Dựa trên nghiên cứu mới đây về thói quen của các lái xe Việt, Ford Việt Nam đã tổng hợp được những hành vi gây tiêu hao nhiên liệu cũng như đưa ra những lời khuyên để các lái xe có thể thay đổi những thói quen xấu của mình, nâng cao hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cho xe.

Đăng ngày: 29/11/2016
Nam sinh sáng chế máy chống ngủ gật cho các tài xế

Nam sinh sáng chế máy chống ngủ gật cho các tài xế

Với mong muốn hạn chế tình trạng tai nạn giao thông do tài xế ngủ gật, Nguyễn Ngọc Đức (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã sáng chế thiết bị cảnh báo mang nhiều giá trị thực tiễn.

Đăng ngày: 28/11/2016

"Bí quyết bỏ túi" của các tay lái trong thời tiết sương mù

Hiện tượng thời tiết sương mù dày đặc xuất hiện nhiều vào mùa đông gây cản trở và rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông.

Đăng ngày: 28/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News