Làm cách nào đối phó khi đối mặt trăn lớn?

Chạm trán với trăn lớn là một trong những điều tồi tệ nhất mà con người có thể gặp phải trong tự nhiên.

Có không ít trường hợp bị trăn giết hại, nhưng cũng có những trường hợp sống sót. Làm cách nào để tránh phải đối đầu, hoặc nếu rơi vào tình huống đó thì phải làm thế nào?

Làm cách nào đối phó khi đối mặt trăn lớn?
Khi chạm trán với trăn, bạn không được kích động để con vật tấn công.

Theo các chuyên gia, trăn thường không xem người là con mồi, trừ một vài trường hợp hãn hữu. Vậy nên điều đầu tiên khi chạm trán với trăn là không được kích động để con vật tấn công.

Theo trang usgs.gov, khi gặp trăn cũng như rắn, cần bình tĩnh và từ từ rút lui, tránh tương tác hay đến gần chúng.

Những loài trăn lớn như trăn Miến Điện hay trăn gấm săn mồi bằng cách siết chặt. Trong trường hợp sơ suất để trăn lớn tấn công và siết chặt cơ thể, lựa chọn là không có nhiều. Nếu cảm thấy không đủ sức khuất phục con vật, một người cần giữ tư thế ngồi trên mặt đất, đưa cánh tay che lấy phần cổ để ngăn không cho con trăn siết chặt đường thở. Có trường hợp con trăn cảm thấy con người chỉ ngồi một chỗ chịu đựng, cho rằng đó không phải con mồi và bỏ đi.

Nhưng Phinyo Pukphinyo, 49 tuổi, chuyên gia bắt rắn dày dạn kinh nghiệm ở Thái Lan vẫn phải lưu ý rằng, nếu con trăn có lực siết quá mạnh thì chuyện một người mệt mỏi và không còn tiếp tục chống đỡ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu có con dao hay que gậy, một người có thể đánh mạnh vào phần đầu trăn, thậm chí giết chết con trăn.

Ngoài ra, cơ hội tốt nhất là khi nắm được đuôi trăn hoặc có người đi cùng tóm lấy đuôi trăn, sau đó dùng sức để gỡ con trăn ra khỏi người.

Cách tốt nhất để tránh gặp rắc rối với trăn lớn là không đi một mình vào rừng, nơi vắng vẻ không có sự giúp đỡ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim lập kỷ lục bay liên tục hơn 12.000km

Loài chim lập kỷ lục bay liên tục hơn 12.000km

Một loài chim dẽ đuôi có sọc đã lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục trong 11 ngày từ Alaska, Mỹ đến New Zealand với quãng đường hơn 12.000km.

Đăng ngày: 15/10/2020
Động vật 100 năm sau biến đổi kỳ quái như thế nào?

Động vật 100 năm sau biến đổi kỳ quái như thế nào?

Một nhà tự nhiên học đã chia sẻ loạt ảnh dự đoán về sự tiến hóa của các loài động vật 100 năm sau nếu cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn tiếp diễn.

Đăng ngày: 15/10/2020
Phát hiện

Phát hiện "siêu năng lực" mới của gấu nước

Một nhóm nhà nghiên cứu tìm thấy chủng gấu nước mới có thể hấp thụ bức xạ cực tím có hại và phát ra ánh sáng xanh.

Đăng ngày: 15/10/2020
Tìm ra động vật đầu tiên có thể “nhìn thấy” từ trường

Tìm ra động vật đầu tiên có thể “nhìn thấy” từ trường

Một số nhà nghiên cứu ở Đức tuyên bố, họ đã tìm thấy loài động vật có vú sở hữu cặp mắt có thể “thấy” từ trường. Đây được coi như là một nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực “giác quan thứ 6” bí ẩn.

Đăng ngày: 14/10/2020
Đây là loài động vật đầu tiên bị con người tận diệt đến tuyệt chủng

Đây là loài động vật đầu tiên bị con người tận diệt đến tuyệt chủng

Sau nhiều thế kỷ sống yên bình trong rừng rậm nhiệt đới ở Mauritius, chim cưu (hay còn gọi là chim Dodo) đã tuyệt chủng sau chưa đầy 100 năm, kể từ khi con người đặt chân tới nơi này.

Đăng ngày: 14/10/2020
Những chú mèo giống người nhất thế giới

Những chú mèo giống người nhất thế giới

Sau khi thấy con mèo trên mạng nhìn giống hệt diễn viên người Mỹ David Schwimmer, nhiếp ảnh gia Gerrard Gethings quyết định làm hẳn một bộ ảnh về sự tương đồng đáng yêu này.

Đăng ngày: 13/10/2020
Chuột chũi cái mọc tinh hoàn để sinh tồn dưới lòng đất

Chuột chũi cái mọc tinh hoàn để sinh tồn dưới lòng đất

Quá trình tiến hóa cho phép chuột cái phát triển bộ phận sinh dục đực và tiết hormone giúp chúng trở nên khỏe hơn để đào hang.

Đăng ngày: 12/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News