Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Trái đất nhận rất nhiều năng lượng từ Mặt trời, khoảng 173 nghìn Terawatt ~ gấp 10.000 lần năng lượng mà dân số toàn cầu sử dụng. Và hiện nay chúng ta đã có thể tạo ra pin Mặt trời để chuyển hóa nguồn năng lượng này thành điện năng. Vậy tại sao vẫn chưa nhân rộng phương pháp này? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên lý hoạt động của pin Mặt trời.

Nguyên lý hoạt động của pin Mặt trời

Pin Mặt trời được cấu tạo từ nhiều đơn vị nhỏ gọi là Tế bào quang điện (TBQĐ). Loại TBQĐ thông dụng nhất được làm từ Silic, một chất bán dẫn, nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái đất. Một TBQĐ sử dụng hai lớp Silic khác nhau:

  • Silic loại N mang một số tạp chất khiến chúng dư thừa các electron tự do.
  • Silic loại P mang một số tạp chất khác khiến chúng thiếu electron để lại các lỗ trống.

Khi ghép 2 lớp này với nhau, các electron dư thừa ở lớp N bắt đầu di chuyển sang lấp đầy lỗ trống ở lớp P khiến 2 lớp này tích điện (lớp N là cực âm, lớp P là cực dương) và tạo thành trường điện từ.

Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Ánh sáng Mặt trời bản chất là các hạt rất nhỏ gọi là Photon. Khi va chạm với các nguyên tử silicon của các TBQĐ, nó có thể đánh bật một electron khỏi liên kết để lại lỗ trống. Electron mang điện tích âm và lỗ trống mang điện tích dương có thể tự do di chuyển. Nhưng bởi vì có trường điện từ P/N, Electron bị hút về mặt N và lỗ trống bị hút về mặt P. Các electron di động được thu thập tại lá kim loại ở đỉnh TBQĐ, từ đây, chúng đi vào mạch tiêu thụ và trở thành điện năng trước khi quay trở về lá nhôm ở mặt sau.

Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Mỗi TBQĐ chỉ có thể tạo ra ½ Vôn, nhưng bạn có thể mắc nối tiếp chúng để tạo ra hiệu điện thế cao hơn. 12 TBQĐ là đủ để sạc 1 chiếc điện thoại, trong khi đó cần rất nhiều cái để cấp điện cho một căn nhà. Electron là thứ di chuyển duy nhất trong TBQĐ và chúng quay về lắp vào lỗ trống. Chẳng có thứ gì hao mòn hay cạn kiệt nên TBQĐ có tuổi thọ tới hàng chục năm. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng năng lượng Mặt trời trên quy mô toàn cầu?

Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Toàn cầu hóa năng lượng Mặt trời

Bỏ qua các yếu tố chính trị và lợi ích quốc gia từ nhiên liệu khí đốt. Chúng ta chỉ phân tích những thách thức về mặt vật lý và logic của năng lượng Mặt trời. Điều rõ ràng nhất là quang năng phân bố không đồng đều trên bề mặt Trái đất. Thậm chí một số khu vực rất ít hoặc không có quang năng nhất là vào những ngày âm u hoặc ban đêm. Nên việc quang năng hóa đòi hỏi một phương thức lưu trữ và truyền tải điện hiệu quả từ nơi nhiều ánh sáng tới nơi âm u.

Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Hiệu năng của TBQĐ chưa cao. Hầu hết thiết bị trên thị trường hiện nay chỉ có hiệu năng chuyển đổi từ 15-20%. TBQĐ có hiệu năng cao nhất chỉ có thể chuyển đổi 46% quang năng thành điện năng. Tiếp đến, chúng ta cần ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng và một khoảng không gian lớn. Ước tính cần khoảng hàng chục tới hàng trăm nghìn km vuông.

Vì sao chưa thể toàn cầu hóa năng lượng mặt trời?

Tuy nghe có vẻ nhiều thách thức nhưng không phải không thực hiện được, riêng sa mạc Sahara có diện tích tới 3 triệu dặm vuông với lượng quang năng vô cùng lớn. Trong khi đó, TBQĐ đang ngày càng tốt hơn, rẻ hơn và cạnh tranh với nguồn điện lưới. Có thể trong tương lai không xa toàn cầu hóa năng lượng Mặt trời sẽ trở thành hiện thực

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ?

Vì sao người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ?

Nhiều người lầm tưởng chỉ béo phì, lười vận động, uống nhiều rượu bia mới gây ra gan nhiễm mỡ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao các bài viết khoa học ngày càng đánh đố?

Tại sao các bài viết khoa học ngày càng đánh đố?

Đọc 1 bài viết khoa học đôi khi có thể giống như đang giải một bức tường mật mã. Những bài viết mang tính học thuật thường chứa đầy các khái niệm khoa học phức tạp.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao miền Trung mưa lũ kéo dài?

Vì sao miền Trung mưa lũ kéo dài?

Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới khiến lượng mưa 10 ngày ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị gấp 2-6 lần trung bình nhiều năm cùng kỳ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao một số người khó đưa ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày?

Vì sao một số người khó đưa ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta liên tục phải lựa chọn. Mặc dù ai cũng có lúc đưa ra những quyết định đáng tiếc nhưng hầu hết mọi người đều rút được kinh nghiệm từ những sơ xuất đó.

Đăng ngày: 24/10/2020
Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần?

Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần?

Thái y không thể bị thiến, vậy tại sao Hoàng đế vẫn yên tâm khi thái y tiến vào hậu cung xem bệnh cho các mỹ nhân của mình?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao cá mập gia tăng hành vi bất thường ở vùng biển Australia?

Vì sao cá mập gia tăng hành vi bất thường ở vùng biển Australia?

Hiện tượng La Nina được cho là nguyên nhân khiến cá mập trắng tìm đến những bãi biển có người để săn mồi, dẫn tới các vụ tấn công gia tăng.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao người bất tài thường nghĩ mình giỏi?

Vì sao người bất tài thường nghĩ mình giỏi?

Bạn có giỏi như bạn nghĩ? Bạn có giỏi quản lí tiền? Hay giỏi đọc cảm xúc người khác? Sức khỏe của bạn như thế nào so với những người bạn quen biết? Ngữ pháp của bạn có trên mức trung bình?

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News