Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Từ ngủ đông để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng đến tích trữ năng lượng và thức ăn, các loài sinh đều có cách thích nghi khi thức ăn trở nên khan hiếm và môi trường sống đóng băng.

Những khu rừng đóng băng

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Khi mùa đông ngự trị, các loài cây ngừng phát triển và ngủ đông để tiết kiệm năng lượng. Khan hiếm nước có thể trở thành vấn đề lớn nhất vào thời điểm này vì nếu mặt đất đóng băng thì rễ cây không thể có chất lỏng để hút. Và vì thế các loài cây lá kim tạo ra một lớp phủ như sáp bên ngoài lá để hạn chế mất nước do bay hơi.

Rụng lá

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Các loài cây rụng lá thì cho toàn bộ lá lìa cành, nếu không chúng sẽ mất nước qua những bề mặt lá phẳng và rộng bản như vậy. Chúng bảo vệ các tế bào khỏi bị đóng băng bằng cách vận chuyển nước từ các mô đến khoảng trống bên ngoài tế bào. Một số loài cây có khả năng sản xuất ra đường vào mùa đông để làm tăng sức chống chọi với giá lạnh.

Tích trữ lương thực

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Mùa đông khắc nghiệt cũng tạo ra sức ép cho các loài động vật. Không chỉ là nguồn thức ăn trở nên khan hiếm mà thời gian ban ngày ngắn lại đồng nghĩa với ít thời gian kiếm ăn hơn. Nhiều loài thích nghi bằng cách tích trữ đồ ăn trước khi mùa đông đến. Như con thỏ pika này, một loài gặm nhấm giống như thú có vú sống ở các vùng núi Bắc Mỹ, châu Á và một số nơi ở Đông Âu, sống sót nhờ tích trữ lương thực khô trong hang.

Khoác áo mới

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Một số loài vật chuẩn bị đón mùa đông bằng cách mọc thêm lông dày hoặc tích mỡ dày dưới da. Cáo Bắc Cực thậm chí còn đổi màu lông, thay chiếc áo sẫm màu hơn trong mùa hè thành chiếc áo trắng muốt. Nhờ đó nó dễ dàng ẩn mình lẫn vào băng tuyết để săn mồi trong mùa đông. Cơ thể săn chắc và bộ lông dày ở móng cũng giúp nó giữ nhiệt tốt hơn.

Ngủ đông

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Nhiều loài thú có vú như là sóc marmot lại ứng phó với giá lạnh bằng cách ngủ đông. Chúng nằm im ngủ sâu trong một chiếc hang được bảo vệ. Trong trạng thái ngủ lịm sâu này, chúng giảm nhịp tim và nhịp thở xuống cực thấp, đồng thời hạ thân nhiệt để tiết kiệm năng lượng. Gấu cũng ngủ đông, mặc dù chúng có một bộ lông rất dày vào mùa đông. Nhưng khác với sóc marmot, gấu giữ nhiệt độ cơ thể khá ổn định trong thời gian này.

Chiến đấu với băng giá

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Gấu có bộ lông dày để giữ ấm cho cơ thể, nhưng các loài côn trùng thì làm thế nào? Với thành phần của cơ thể chủ yếu là nước, chúng cần tránh bị đóng băng thì mới sống sót được. Một số loài côn trùng làm việc này rất tốt bằng cách sinh ra chất chống đông làm cho tinh thể băng không thể phát triển trong tế bào của chúng. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng bọ cánh cứng màu lửa có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -30 độ C.

Sống trong bóng tối

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Rêu ở Nam Cực cũng tiến hóa để chịu được nhiệt độ dưới 0. Thảm thực vật này sống gần đất để bảo vệ mình khỏi những cơn gió dữ dội và có thể sống được mà không cần nước trong những quãng thời gian dài khi chất lỏng bị giữ lại trong băng. Các thảm rêu ngủ đông trong nhiều tháng khi môi trường xung quanh quá khô, lạnh hoặc tối, để sau đó nhanh chóng sống lại vào mùa xuân khi băng tan.

Chuyển đổi trao đổi chất

Làm thế nào để động vật và thực vật sống sót qua mùa đông băng giá?

Rùa vẽ sống qua mùa đông dưới đáy ao, ngay cả trên mặt nước có bị đóng băng. Loài vật bản địa này của Bắc Mỹ giảm tốc độ trao đổi chất đến 90% để cơ thể tồn tại được mà không cần bổ sung thức ăn. Thông thường, chúng ngoi lên mặt nước để thở, nhưng trong mùa đông, chúng hấp thụ đủ oxygen qua bề mặt cơ thể mà không cần dùng phổi. Thậm chí chúng có thể chuyển đổi hệ trao đổi chất sang dạng không cần đến oxygen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Từng bị cả thế giới

Từng bị cả thế giới "khinh miệt", đây là cách ngành công nghiệp này đã cứu nhân loại trong thời gian kỷ lục

Trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, những hành vi gian lận trong kinh doanh hoặc điên cuồng tăng giá thuốc khiến ngành công nghiệp dược phẩm bị cả thế giới bỉ bôi.

Đăng ngày: 26/12/2020
Top 10 chai rượu vang đắt nhất thế giới: Mỗi chai có giá bằng cả chiếc ô tô, thậm chí là ngang với siêu xe!

Top 10 chai rượu vang đắt nhất thế giới: Mỗi chai có giá bằng cả chiếc ô tô, thậm chí là ngang với siêu xe!

Tết đến mà mang mấy chai rượu vang này đi biếu hay mời khách thì sang phải biết!

Đăng ngày: 26/12/2020
Hé lộ đường hầm bí mật nơi Hitler chôn 21 tấn vàng

Hé lộ đường hầm bí mật nơi Hitler chôn 21 tấn vàng "tử thần"

Đây không chỉ là nơi giam giữ hàng nghìn nô lệ, giấu những cỗ máy chiến tranh từ Thế chiến II mà còn là nơi Hitler ra lệnh chôn kho báu kếch xù của ông.

Đăng ngày: 25/12/2020
Căn nhà kỳ lạ gập lại mang đi lắp đặt chỉ trong 3 giờ

Căn nhà kỳ lạ gập lại mang đi lắp đặt chỉ trong 3 giờ

Ngôi nhà nhỏ có thể gập lại có thể di chuyển và lắp đặt chỉ trong 3 giờ

Đăng ngày: 24/12/2020
Kinh ngạc với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo từ những quả chuối thâm bầm

Kinh ngạc với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo từ những quả chuối thâm bầm

Từ những quả chuối thâm bầm tưởng chừng không còn tác dụng, nhà sáng tạo Anna Chojnicka đã tạo ra những tác phẩm đẹp tuyệt vời.

Đăng ngày: 24/12/2020
Có nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu?

Có nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu?

Thường thì sau khi đi vệ sinh xong chúng ta sẽ vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu. Thế nhưng có nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay không? Đây là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng.

Đăng ngày: 24/12/2020
Người thông minh nhất cũng có thể mắc những sai lầm ngớ ngẩn nhất

Người thông minh nhất cũng có thể mắc những sai lầm ngớ ngẩn nhất

Ngày 17/6/1922, hai người đàn ông trung niên đang ngồi trên bãi biển thành phố Atlantic bang New Jersey, một người thấp và béo, người còn lại thì cao với bộ ria dài.

Đăng ngày: 24/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News