Làm thế nào để tiếp tục học ngay cả khi bạn đang ngủ?
Chúng ta đều biết rằng, ngủ là khoảng thời gian để não bộ phân loại và sắp xếp tất cả các thông tin tiếp nhận sau một ngày dài hoạt động. Thế nhưng giờ đây, các nhà khoa học còn khám phá ra một điều thú vị khác về giấc ngủ - đó chính là khả năng học trong khi ngủ của con người.
Bạn không tin ư? Vậy chúng ta hãy cùng theo dõi thí nghiệm đơn giản sau.
1 nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Northwestern yêu cầu những người tham gia thử nghiệm học cách chơi 2 bản nhạc khác nhau. Sau đó, họ được đưa vào 1 căn phòng và có một giấc ngủ ngắn khoảng 90 phút. Trong khoảng thời gian họ chìm sâu vào giấc ngủ, một trong hai bản nhạc sẽ cất lên liên tục.
Khi những người tham gia tỉnh dậy và làm bài kiểm tra thứ 2, họ đều tỏ ra ghi nhớ tốt hơn và chơi thuần thục hơn bản nhạc mà họ được nghe trong lúc ngủ.
Kết quả từ cuộc thử nghiệm đã được đăng trên tạp chí Nature Neuroscience.
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy hoài nghi, có lẽ bạn sẽ cho rằng điều này chả khác gì việc những người có khả năng học ngoại ngữ trong khi ngủ cả. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Paul J.Reber tại viện nghiên cứu Smithsonian lại không nghĩ như vậy:
“Điểm khác biệt mấu chốt nằm ở chỗ, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, trí nhớ có thể được củng cố bằng những thứ chúng ta đã học rồi. Chúng ta không nói về việc học những điều mới mẻ trong khi ngủ, mà là cách tăng cường những ký ức đã tồn tại sẵn bằng cách tái tạo lại những thông tin mà não bộ tiếp nhận".
Cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra bên trong não bộ khi chúng ta ngủ. Mặc dù vậy, những khám phá mới này có thể là chìa khóa giải đáp cho những ẩn số còn bỏ ngỏ.
Trong khi ngủ, bộ não sẽ chỉ tiếp thu thông tin qua thính giác, ít nhất đó là những gì chúng ta thu được qua thực nghiệm. Chính vì vậy, thay vì cứ miệt mài ngồi trên bàn học thâu đêm suốt sáng, bạn vẫn có thể ôn luyện bằng cách đi ngủ sớm với một chiếc headphone và nghe lại toàn bộ bản ghi âm bài học trong ngày.
Một lưu ý nho nhỏ là chúng ta đang học cách ghi nhớ và củng cố trí nhớ, chứ không phải thu nạp thêm những kiến thức mới. Ngoài ra, nếu bạn có ý định nâng cao những kĩ năng về thị giác thì tốt nhất hãy học trong khi tỉnh táo, đừng thử học trong khi ngủ vì bạn sẽ quên hết mọi thứ ngay khi vừa thức dậy.
Trung bình, 1 người Mỹ ngủ 7,6 tiếng mỗi đêm - tương đương với 200.000 giờ trong suốt cuộc đời. Chính vì vậy, chúng ta không nên bỏ phí khoảng thời gian quý báu đó để cải thiện khả năng nhận thức của mình. Thế nên các bạn còn chờ gì nữa mà không đeo headphone và bắt đầu ngay hôm nay đi thôi!
Tham khảo: Gizmodo

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Những cách để tạo ra một bức thư biết "tàng hình" từ các vật dụng cơ bản nhất
Tạo ra thư tàng hình dễ hơn bạn tưởng rất nhiều đấy, chỉ đơn giản dùng những vật dụng xung quanh thôi.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
