Lần đầu ghi nhận chuột ngoại cỡ ăn sống hải âu trưởng thành

Chuột xâm lấn với kích thước lớn hơn bình thường 50% ăn thịt hải âu Tristan mẹ, đẩy con non vào tình trạng nguy hiểm do chỉ còn bố.

Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia Anh (RSPB) lần đầu tiên ghi nhận trường hợp chuột nhắt nhà (Mus musculus) ngoại cỡ ăn sống hải âu Tristan trưởng thành trên đảo Gough, Nam Đại Tây Dương, Mail hôm 29/4 đưa tin. Những kẻ săn mồi này đe dọa tương lai của 8 triệu con chim trong độ tuổi sinh sản, bao gồm các loài nguy cấp như hải âu Tristan và chim MacGillivray's Prion.

Lần đầu ghi nhận chuột ngoại cỡ ăn sống hải âu trưởng thành
Hải âu Tristan trưởng thành trên đảo Gough bị chuột ăn thịt. (Ảnh: RSPB).

Khoảng 1/3 hải âu Tristan non bị chuột ăn thịt mỗi năm, nhưng đến nay các nhà khoa học mới có bằng chứng khẳng định chim trưởng thành cũng là con mồi của chúng. Chuột có thể đẩy hải âu Tristan, loài chim vốn bị đe dọa bởi các tập tục đánh bắt cá không an toàn, tới bờ vực tuyệt chủng.

Số lượng chim trong độ tuổi sinh sản không nhiều. Cái chết của một con trưởng thành cũng dẫn đến hậu quả lớn vì loài vật này chỉ bắt đầu sinh sản khi được 10 tuổi với tần suất 2 năm một lần.

Chuột nhắt nhà xâm lấn có kích thước lớn hơn bình thường 50%. Các chuyên gia cho rằng chúng được thủy thủ đưa tới đảo Gough vào thế kỷ 19. Chúng đã thích nghi và tấn công chim biển trên đảo. Trước đó, những loài chim này đã tiến hóa mà không bị thú trên cạn đe dọa nên không có cơ chế phòng vệ tự nhiên trước chuột. Kể cả những loài chim biển lớn như hải âu Tristan cũng sẽ ngồi một cách thụ động khi bị chuột ăn sống.

Lần đầu ghi nhận chuột ngoại cỡ ăn sống hải âu trưởng thành
Trước khi bị chuột giết chết, hải âu mẹ vẫn chăm sóc con non. (Ảnh: RSPB).

Hải âu Tristan trưởng thành mới bị chuột ăn thịt là một bà mẹ. Điều này khiến con non của nó rơi vào tình huống vô cùng nguy hiểm. "Con hải âu này được gắn đai theo dõi từ năm 1986, khi còn rất nhỏ. Chúng tôi đã mất một trong những bà mẹ giàu kinh nghiệm mà chúng tôi quen biết lâu nhất", Kim Stevens, chuyên gia tại RSPB, cho biết.

Chim mẹ ra đi khiến bạn đời của nó phải nuôi con một mình. Con non này đứng trước nguy cơ chết đói và bị chuột ăn thịt. Hải âu Tristan con thường bắt đầu tập bay sau khoảng một năm nếu được bố mẹ cùng chăm sóc. Tuy nhiên, thời gian này có thể lâu hơn vài tháng nếu chúng chỉ còn bố hoặc mẹ. Chúng thường cũng yếu hơn và khó sinh tồn hơn khi bay ra biển.

RSPB đã phối hợp với chính phủ Anh và các tổ chức khác để mở chương trình tiêu diệt chuột trên đảo Gough, khôi phục trạng thái "thiên đường chim biển" cho hòn đảo. Ban đầu, chương trình dự định diễn ra vào năm ngoái nhưng bị hoãn do Covid-19.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chó có thể ngửi và nghe được bao xa?

Chó có thể ngửi và nghe được bao xa?

Theo các nhà khoa học, chó có nhiều cơ quan cảm thụ mùi hơn con người. Cơ quan cảm nhận là một bộ phận của mũi giúp chúng nhận biết từng mùi độc đáo.

Đăng ngày: 04/05/2021
Bắt được cá tầm trăm tuổi, nặng hơn 100kg

Bắt được cá tầm trăm tuổi, nặng hơn 100kg

Một con cá tầm nặng hơn 108kg, tuổi thọ có thể hơn 100 năm, đã được đánh bắt trên sông Detroit, Michigan, Mỹ.

Đăng ngày: 03/05/2021
Phát hiện loài cóc độc mới phát sáng dưới tia UV

Phát hiện loài cóc độc mới phát sáng dưới tia UV

Các nhà sinh vật học Brazil báo cáo phát hiện một loài cóc tí hon tuyệt đẹp chưa từng được biết tới trên dãy núi Mantiqueira.

Đăng ngày: 03/05/2021
Robot đào mỏ 25 tấn mắc kẹt dưới đáy Thái Bình Dương

Robot đào mỏ 25 tấn mắc kẹt dưới đáy Thái Bình Dương

Nguyên mẫu của cỗ máy đào mỏ dưới biển sâu bị đứt cáp nối với con tàu trên mặt nước trong lúc làm nhiệm vụ.

Đăng ngày: 30/04/2021
Những con

Những con "giun điên" oanh tạc rừng của 15 bang Mỹ

Trông giống như những con giun đất bình thường, nhưng chúng có thể quằn quại, nhảy và thậm chí rụng đuôi để thoát khỏi nguy hiểm.

Đăng ngày: 28/04/2021
Thiếu vật liệu xây nhà, hải ly gặm đứt cáp quang ngầm, 2.000 người mất mạng Internet

Thiếu vật liệu xây nhà, hải ly gặm đứt cáp quang ngầm, 2.000 người mất mạng Internet

Hàng loạt sự cố Internet liên hoàn được gây ra bởi sở thích xây đập ngăn nước của loài gặm nhấm độc đáo ở Canada.

Đăng ngày: 27/04/2021
'Hai con dê qua cầu' giữa đời thực: Rắn xanh đụng độ cầy tai trắng khi qua đường, không con nào nhường con nào!

'Hai con dê qua cầu' giữa đời thực: Rắn xanh đụng độ cầy tai trắng khi qua đường, không con nào nhường con nào!

Cả hai đều không chịu nhường đường cho nhau và một trận chiến là điều không thể tránh khỏi.

Đăng ngày: 25/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News