Lần đầu phát hiện cá mập không có da và răng

Ô nhiễm hóa chất hoặc lỗi bất thường trong quá trình phát triển phôi thai có thể là nguyên nhân khiến con cá mập thiếu đi những bộ phận quan trọng.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cagliari, Italy, phát hiện một con cá mập mèo không có da trong lúc thả lưới ở đảo Sardinia. Trong phân tích giải phẫu công bố trên tạp chí Fish Biology, nhóm nghiên cứu cho biết con cá mập không sở hữu bất kỳ kết cấu nào liên quan tới da của phân lớp cá mang tấm.

Lần đầu phát hiện cá mập không có da và răng
Mặt trên và dưới thân của cá mập không da. (Ảnh: IFL Science).

Đối với những loài cá mập thuộc phân lớp cá mang tấm, da đóng vai trò quan trọng như một cơ quan phòng vệ. Da tiết dịch nhầy được xem như phòng tuyến đầu tiên của hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn tạo thành quần thể trên bề mặt do chứa protein kháng khuẩn. Được cấu tạo từ denticle, cấu trúc giống hình chiếc răng chồng lên nhau, da cũng là rào cản vững chắc để đối phó động vật ăn thịt và ký sinh trùng. Tuy nhiên, con cá mập mèo miệng đen (Galeus melastomus) hoàn toàn không có công cụ bảo vệ trên. Kết quả kiểm tra hé lộ nó thiếu các cấu trúc liên quan tới da như thượng bì, trung bì, răng bì, đồng thời không có hàm răng.

Con cá mập mắc vào lưới hồi tháng 7/2019 ở độ sâu 500 m thuộc vùng biển Sardiania. Vì da rất quan trọng đối với sự sinh tồn của cá mập, các nhà nghiên cứu nhận định tình trạng thiếu da có thể khiến mẫu vật tử vong. Tuy nhiên, con cá mập vẫn phát triển bình thường và dường như có sức khỏe tốt. Cá mập mèo có thể ăn toàn bộ con mồi mà không cần răng. Do không có răng bì, cơ thể nó thiếu những vệt sậm màu thường gặp ở cá mập mèo miệng đen.

Nhóm nghiên cứu suy đoán tình trạng của con cá mập có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc liên quan tới con người. Họ cho rằng việc tiếp xúc trong thời gian dài với các khu vực ô nhiễm hóa chất và quá trình ấm lên hoặc axit hóa của đại dương do biến đổi khí hậu có thể là lý do. Ngoài ra, đây cũng có thể là kết quả từ quá trình phát triển phôi thai bị lỗi. Hiểu rõ những bất thường đó là một bước quan trọng giúp bảo vệ động vật biển trong môi trường liên tục thay đổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố sụt dưới biển lớn nhất thế giới nhìn từ vũ trụ

Hố sụt dưới biển lớn nhất thế giới nhìn từ vũ trụ

Một phi hành gia chụp ảnh hố xanh khổng lồ Great Blue và rạn đá san hô Lighthouse ngoài khơi Belize từ Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 27/08/2020
Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Tôm búa (Stomatopoda) - hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền - là nhóm động vật giáp xác bao gồm hơn 400 loài thuộc bộ Tôm chân miệng. Người ta còn gọi chúng là tôm bọ ngựa vì chúng giống tôm và có cặp càng như bọ ngựa.

Đăng ngày: 25/08/2020
Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai

Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai

Sau khi các cặp cá ngựa giao phối, cá ngựa đực phải làm công việc nặng nhọc đó là mang thai chứ không phải cá ngựa cái.

Đăng ngày: 18/08/2020
Nghiên cứu mới cho thấy: Cua, cá, hàu đứng top các loài hải sản nhiễm vi nhựa nhiều nhất

Nghiên cứu mới cho thấy: Cua, cá, hàu đứng top các loài hải sản nhiễm vi nhựa nhiều nhất

Đó là kết luận mới nhất sau một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh trên các loài hải sản được thu mua tại một khu chợ ở Úc.

Đăng ngày: 17/08/2020
Cá thu

Cá thu "khủng" lao lên khỏi mặt nước đâm chết cần thủ

Một người câu cá ở ngoài khơi Australia đã tử vong sau khi bị một con cá thu phi lên thuyền và đâm trúng ngực.

Đăng ngày: 17/08/2020
Hàu rủ nhau

Hàu rủ nhau "mây mưa" tập thể khiến nước biển đổi màu

Hàu Thái Bình Dương giải phóng hàng trăm triệu trứng và tinh trùng khiến vùng nước xung quanh biến thành màu trắng đục.

Đăng ngày: 16/08/2020
Chạy đua với thời gian để tìm hiểu về loài cá mập bí ẩn nhất hành tinh

Chạy đua với thời gian để tìm hiểu về loài cá mập bí ẩn nhất hành tinh

Bảo tàng Smithsonian đã có trong tay xác chết đông lạnh của một con megamouth - loài cá mập bí hiểm nhất hành tinh.

Đăng ngày: 14/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News