Lần đầu phát hiện người tiểu ra cồn

Một người phụ nữ được ghi nhận có tình trạng y tế bất thường khi tự “ủ men” trong bàng quang và đi tiểu ra... ethanol.

Mới đây Annals of Internal Medicine đã công bố trường hợp một bệnh nhân nữ 61 tuổi tại Pittsburgh (Mỹ) có tình trạng bệnh lý bất thường. Cụ thể, sau khi bị tổn thương gan và bệnh tiểu đường nặng, người phụ nữ này đến Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh - Bệnh viện Presbyterian để đặt lịch chờ ghép gan.

Các bác sĩ xét nghiệm và phát hiện nồng độ ethanol (cồn) trong nước tiểu cao. Tuy nhiên, bệnh nhân phủ nhận việc sử dụng rượu hay đồ uống có cồn.

“Những lần thăm khám đầu, chúng tôi đều nghĩ bà ấy cố tình che giấu việc uống rượu. Vấn đề đáng lưu ý là kết quả xét nghiệm ethanol trong huyết tương, ethyl glucuronide và ethyl sulfate (các chất chuyển hóa của ethanol) trong nước tiểu đều âm tính. Nhưng kết quả xét nghiệm ethanol trong nước tiểu lại dương tính”- các bác sĩ kết luận.

Một điểm kỳ lạ nữa là nồng độ glucose trong nước tiểu của bệnh nhân khá cao. Tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Mẫu bệnh phẩm cũng cho thấy sự xuất hiện của nhiều nấm men.

Lần đầu phát hiện người tiểu ra cồn
Mẫu nước tiểu của bệnh nhân chứng minh quá trình lên men ngay trong cơ thể. (Ảnh: Getty).

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã chạy thử nghiệm xem loại nấm này có thể lên men sản xuất ethanol hay không. Kết quả đúng như dự đoán, loại nấm men được xác định là Candida glabrata, xuất hiện tự nhiên phổ biến trong cơ thể người và liên quan đến men bia. Candida glabrata lên men từ glucose ngay trong bàng quang của bệnh nhân dẫn đến nước tiểu chứa cồn.

Rất tiếc các phương pháp điều trị bằng thuốc chống nấm không hiệu quả do bệnh tiểu đường của bệnh nhân khá nặng.

Đây là trường hợp sản xuất ethanol trong bàng quang đầu tiên được ghi nhận ở người sống. Trước đây từng có một ca tương tự nhưng trên bệnh nhân đã tử vong. Các bác sĩ cho rằng có thể một số bệnh nhân khác cũng gặp tình trạng đặc biệt này nhưng không được công nhận do tính chất bất thường và hiếm gặp của bệnh lý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nọc độc của 5 loài vật này được ví như thuốc quý trong y học

Nọc độc của 5 loài vật này được ví như thuốc quý trong y học

Nọc độc về bản chất cũng chỉ là chất hóa học, trong tự nhiên, chúng có thể là thứ gây nguy hiểm chết người, nhưng xét trên khía cạnh y học, chúng hoàn toàn có thể trở thành những loại thuốc quý.

Đăng ngày: 20/04/2020
Chấn động: giả thuyết abc quan trọng của lý thuyết số được chứng minh?

Chấn động: giả thuyết abc quan trọng của lý thuyết số được chứng minh?

Đầu tháng 4-2020, tạp chí Nature đăng bài 'Chứng minh toán học làm rung chuyển lý thuyết số sẽ được công bố', đề cập công trình 600 trang của nhà toán học Nhật Bản Shinichi Mochizuki giải quyết một trong những bài toán lớn trong lý thuyết abc.

Đăng ngày: 20/04/2020
Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?

Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi?

Nhiều người trong số chúng ta khi ăn dứa trải qua một cảm giác rất đặc biệt đó là ngoài vị ngọt thanh xen lẫn vị chua nhẹ bạn còn có cảm giác ngứa, rát lưỡi.

Đăng ngày: 19/04/2020
Thính giác của bạn hoạt động như thế nào?

Thính giác của bạn hoạt động như thế nào?

Đôi tai là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể, chúng tiếp nhận nguồn âm thanh và phối hợp cùng não bộ để giải mã thông tin ghi nhận được.

Đăng ngày: 19/04/2020
Vì sao thần Bast thường gắn với hình ảnh con mèo kề bên?

Vì sao thần Bast thường gắn với hình ảnh con mèo kề bên?

Thần Bast là nữ thần mèo trong thần thoại Ai Cập. Nàng là con gái của thần mặt trời Ra và được coi là một trong những vị thần gần gũi với con người nhất.

Đăng ngày: 19/04/2020
Cuộc sống khổ sở của người đàn ông giàu nhất nhì lịch sử

Cuộc sống khổ sở của người đàn ông giàu nhất nhì lịch sử

Nếu tính cả bất động sản, tổng tài sản của Nizam Đệ Thất rơi vào khoảng 187 tỷ bảng Anh ngày nay. Ông đủ tiền để nuôi cả quốc gia, nhưng lại chỉ thích sống tằn tiện.

Đăng ngày: 18/04/2020
Tại sao bạn không thể trộn lẫn các nhóm máu lại với nhau?

Tại sao bạn không thể trộn lẫn các nhóm máu lại với nhau?

Phân biệt các nhóm máu khác nhau là một thành tựu khoa học vĩ đại, giúp y học cứu sống được nhiều sinh mạng.

Đăng ngày: 18/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News