Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn "zombie"

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn xác sống zombie. Đó có thể là lý do giải thích tại sao những con vi khuẩn sống sót được qua một hoặc nhiều đợt kháng sinh.

Khi phải sống trong một môi trường bất lợi và thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn có thể duy trì sự tồn tại của chúng bằng cách biến thành một dạng sống "zombie". Hiện tượng này lần đầu tiên được các nhà khoa học quan sát thấy và báo cáo trên tạp chí Nature Communications.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn zombie

Hóa ra, một số kiến thức của chúng ta về vi khuẩn trước đây cần phải được xem lại. Ví dụ như chúng không nhất thiết cần hình thành bào tử để tồn tại qua điều kiện khắc nghiệt.

Phát hiện mới có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đời sống của vi khuẩn, từ đó tìm ra cách chống lại các loại vi khuẩn kháng kháng sinh hiện nay.

Chiến lược sinh tồn chưa từng thấy được các nhà khoa học đặt tên là oligotrophic (nghĩa là nghèo dinh dưỡng). Ở trạng thái oligotrophic đó, tất cả các quá trình bên trong vi khuẩn đều diễn ra chậm lại, xuống mức cực thấp. Điều này giữ cho vi khuẩn sống cho đến khi các điều kiện thuận lợi hơn của môi trường quay trở lại.

Phát hiện này được các nhà khoa học quan sát khi họ nghiên cứu Bacillus subtilis, một chủng vi khuẩn không gây bệnh. Họ chọn ra trong chủng vi khuẩn này những con Bacillus subtilis đặc biệt, những con không thể tạo thành một lớp vỏ bọc bảo vệ gọi là bào tử.

Thông thường, vi khuẩn bị đặt vào điều kiện khắc nghiệt thường hình thành một lớp "lá chắn" quanh người nó làm bào tử. Bên trong lớp bào tử này, vi khuẩn bị bất hoạt hoàn toàn.

Nhưng trong thí nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện khi những con Bacillus subtilis không thể hình thành bào tử, chúng cũng rút về một trạng thái gần như không hoạt động, nhưng nhìn lại thì cũng không hoàn toàn bất hoạt. Thực sự có một quá trình khác đã xảy ra.

"Chúng tôi thấy những tế bào bị bỏ đói này không bất hoạt mà vẫn đang phát triển và phân chia", nhóm nghiên cứu cho biết, mặc dù quá trình phát triển và phân chia diễn ra rất chậm.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn zombie
Bào tử Bacillus hình thành khi vi khuẩn bị đặt vào môi trường khắc nghiệt

Sự khác biệt đó với trạng thái nội bào tử hoặc bất hoạt hoàn toàn có ý nghĩa rất quan trọng: vi khuẩn tiếp tục phân chia khi ở trạng thái oligotrophic, mặc dù chậm hơn hàng trăm lần so với thông thường, điều này không xảy ra với bào tử.

"Chúng tôi đã thấy sự khác biệt rõ ràng giữa trạng thái hoạt động, trạng thái bất hoạt và trạng thái này", nhà nghiên cứu Leendert Hamoen đến từ Đại học Amsterdam ở Hà Lan nói. "Thông thường, Bacillus có hình que, nhưng vi khuẩn bị bỏ đói co lại cho đến khi chúng gần như có hình cầu".

"Tất cả các quá trình bình thường hoạt động trong vi khuẩn đã bị biến đổi. Nhưng chúng không dừng lại hoàn toàn, như điều xảy ra khi vi khuẩn rút về bào tử ở trạng thái bất hoạt".

Một thực tế, hình hành bào tử khiến vi khuẩn mất rất nhiều năng lượng. Hậu quả là khi cần thức giấc, chúng gần như không thể phục hồi hoàn toàn. Nhưng trong trạng thái "zombie" mới được phát hiện, có vẻ như chúng sẽ phục hồi được hoàn hảo.

Đó có thể là lý do giải thích tại sao những con vi khuẩn sống sót thần kỳ qua một hoặc nhiều đợt kháng sinh chẳng hạn.

Các nhà khoa học hiện đang bị đặt vào một cuộc đua tìm kiếm giải pháp mới chống lại những con vi khuẩn kháng thuốc. Và nghiên cứu này có thể cung cấp một cái nhìn giúp chúng ta thực hiện điều đó.

Nhiệm vụ bây giờ của các nhà khoa học là phải xem tại sao và chính xác như thế nào những con vi khuẩn sử dụng trạng thái zombie đặc biệt này để tồn tại. Nhưng các nghiên cứu trong tương lai không sớm thì muộn sẽ có thể cung cấp cho chúng ta một số câu trả lời.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn zombie
Những con vi khuẩn Bacillus hình que, nhưng khi biến thành "zombie" chúng rút lại gần với hình cầu

Thách thức tiếp theo là xem liệu oligotrophic có thể xảy ra ở các loại vi khuẩn khác hay không. Những vi sinh vật đơn bào này có thể chỉ được tạo thành từ một tế bào duy nhất, nhưng chúng vẫn tiếp tục gây ra nhiều ngạc nhiên cho các nhà khoa học, điển hình là thủ thuật biến hình "zombie" mà chúng đang sử dụng.


"Câu hỏi lớn bây giờ là: những vi khuẩn khác ngoài Bacillus có biết thủ thuật này không?", Hamoen nói. "Nếu vậy, điều này về cơ bản thay đổi quan điểm của chúng ta về vi khuẩn. Rõ ràng, chúng không phải lúc nào cũng hình thành bào tử để tồn tại".

Nếu các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng biến thành zombie, nó sẽ rọi một luồng ánh sáng hoàn toàn mới vào kiến thức của chúng ta, về các chiến thuật mà vi khuẩn có thể sử dụng để sống sót qua trận chiến khốc liệt của chúng với kháng sinh và con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vi khuẩn hóa

Vi khuẩn hóa "thây ma" đe dọa nhiều bệnh nhân

Các nhà khoa học vừa xác định được trạng thái sống sót chưa từng được biết đến mà nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể đã áp dụng để đề kháng lại kháng sinh: tạm hóa "thây ma".

Đăng ngày: 28/02/2019
Sửng sốt với những loài thực vật sở hữu “siêu năng lực”

Sửng sốt với những loài thực vật sở hữu “siêu năng lực”

Không ít loài thực vật trên thế giới sở hữu cho mình những khả năng đặc dị đáng kinh ngạc mà chúng ta hoàn toàn có thể ví chúng như một loại “siêu năng lực”!

Đăng ngày: 26/02/2019
Họ virus HIV đã tồn tại gần nửa tỉ năm tuổi

Họ virus HIV đã tồn tại gần nửa tỉ năm tuổi

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Retrovirus, họ virus bao gồm HIV, đã tồn tại gần nửa tỉ năm qua.

Đăng ngày: 26/02/2019
Đẩy vi khuẩn lao vào cơ chế tự hủy

Đẩy vi khuẩn lao vào cơ chế tự hủy

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã đưa ra phương pháp điều trị mới với hy vọng vượt qua sự kháng thuốc của vi khuẩn nhằm điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Đăng ngày: 25/02/2019
Phát hiện họ hàng mới của nhện

Phát hiện họ hàng mới của nhện "Góa phụ đen" có kích thước khổng lồ

Các nhà khoa học Nam Phi vừa phát hiện một loài nhện mới tại khu rừng cát nguyên sinh thuộc tỉnh KwaZulu-Nata nằm ở phía Đông Bắc nước này.

Đăng ngày: 24/02/2019
Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh

Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh

Các nhà khoa học Áo đã phân tích loại "lá ngày mai" mà tương truyền các samurai Nhật Bản ăn mỗi khi bị thương và phát hiện một hợp chất "trường sinh bất lão" đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 23/02/2019
Loài ong lớn nhất thế giới lộ diện sau gần 40 năm

Loài ong lớn nhất thế giới lộ diện sau gần 40 năm

Ong Wallace lớn bằng một một ngón tay cái của người trưởng thành vừa lộ diện tại Indonesia sau gần 40 năm.

Đăng ngày: 22/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News