Lần đầu tiên chế tạo thành công đĩa quang CD có dung lượng lên tới 700TB

Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, Đại học RMIT và Đại học Quốc gia Singapore NUS đã làm việc cùng nhau để nghiên cứu về việc cải thiện mật độ lưu trữ của ổ đĩa quang. Họ đã thành công trong việc “nhét” 700TB dữ liệu tương đương với 28 ngàn đĩa Blue-ray nặng 25GB và tất cả chúng đều được chép vào chỉ trong một chiếc đĩa CD 12cm mà chúng ta từng hay sử dụng.

Nghiên cứu này của các nhà khoa học được thực hiện với mục đích tìm ra phương thức lưu trữ dữ liệu hiệu quả, dẫn tới việc giảm lượng khí thải carbon của các trung tâm lưu trữ dữ liệu, đồng thời họ mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các đĩa từ vốn có tuổi thọ sử dụng hạn chế hơn.

Lần đầu tiên chế tạo thành công đĩa quang CD có dung lượng lên tới 700TB
Nếu cải thiện được những khuyết điểm của đĩa CD quang thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances, họ lập luận rằng các phương tiện lưu trữ quang học sử dụng đầu đọc laser để hoạt động, tuy nhiên bản chất của việc này lại bị hạn chế bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, từ đó làm giảm khả năng lưu trữ của các đĩa quang. Do đó, thay vì sử dụng vật liệu truyền thống, các nhà khoa học đã sử dụng một loại vật liệu nano tổng hợp mới, kết hợp cùng với đó là các mảng graphene oxit, từ đó tạo ra các hạt nano chuyển đổi UCNP để tăng mật độ lưu trữ dữ liệu lên một mức chưa bao giờ có.

Nếu cải thiện được những khuyết điểm của đĩa CD quang thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là công nghệ dùng laser để đọc data khá rẻ tiền, từ đó cắt giảm bớt chi phí vận hành của các trung tâm lưu trữ dữ liệu. Chưa kể công nghệ laser để đọc loại đĩa CD mới này có thể sử dụng công nghệ rẻ tiền hơn so với các công nghệ đọc ghi quang học truyền thống vốn đắt tiền và vận hành cồng kềnh.

Các nhà nghiên cứu của dự án này khẳng định công nghệ đĩa quang mới này mang tiềm năng rất lớn, chúng giúp tối ưu hoá và mở ra một con đường mới để giải quyết các thách thức mang tầm toàn cầu về lưu trữ dữ liệu hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trình duyệt Tor là gì và nó bảo vệ sự riêng tư của bạn bằng cách nào?

Trình duyệt Tor là gì và nó bảo vệ sự riêng tư của bạn bằng cách nào?

Nếu bạn mới tìm hiểu về quyền riêng tư và bảo mật trên internet, bạn có lẽ đã từng nghe về một thứ gọi là Tor - một phần mềm kết nối internet đi kèm trình duyệt của riêng nó hiện đang được sử dụng khá rộng rãi.

Đăng ngày: 06/03/2021
Nút WPS trên router dùng để làm gì?

Nút WPS trên router dùng để làm gì?

Nếu bạn từng mân mê chiếc router của mình, bạn có lẽ đã phát hiện ra một nút bấm lạ với dòng chữ “WPS”. Nhưng nút bấm bí ẩn này là gì, và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bấm nó?

Đăng ngày: 05/03/2021
Phím số trên PC và laptop xuất hiện từ khi nào?

Phím số trên PC và laptop xuất hiện từ khi nào?

Bộ phím số trên máy tính đã có một tuổi đời rất dài trước khi trở thành một trong những phần không thể thiếu được trên bất kỳ mẫu bàn phím máy tính nào hiện nay.

Đăng ngày: 03/03/2021
Chấm xanh trên màn hình iPhone có ý nghĩa gì?

Chấm xanh trên màn hình iPhone có ý nghĩa gì?

Một số ứng dụng trên màn hình chính của iPhone, iPad xuất hiện chấm xanh trong tên, đây là ý nghĩa của nó.

Đăng ngày: 22/02/2021
Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps

Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps

Một tài khoản TikTok chia sẻ hình ảnh " bạch tuộc khổng lồ" trên Google Maps, nhưng đây thực chất là dàn phao chắn rác trên biển.

Đăng ngày: 22/02/2021
Ứng dụng công nghệ chống Covid-19 ở TP HCM

Ứng dụng công nghệ chống Covid-19 ở TP HCM

Phần mềm GIS dùng quản lý ca bệnh, vùng dịch, thể hiện trực quan trên bản đồ; camera ứng dụng AI… được ứng dụng khi Covid-19 bùng phát.

Đăng ngày: 04/02/2021
Top 7 cách đặt password rất dễ bị hack

Top 7 cách đặt password rất dễ bị hack

Nếu bạn sử dụng password ngắn, hoặc có chứa thông tin cá nhân, bạn chẳng khác gì đang mời chào người khác hack mình.

Đăng ngày: 01/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News