Lần đầu tiên chiết xuất thành công DNA côn trùng được nhúng trong hổ phách

Các nhà khoa học cho biết đã thu được các đoạn DNA từ bọ cánh cứng bị mắc kẹt trong nhựa cây được tìm thấy ở Madagascar.

Thực tế những con côn trùng bị mắc kẹt đã chết chỉ vài năm trước tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng, sau nhiều suy đoán, người ta có thể thu thập và nghiên cứu cấu tạo gene của các sinh vật được tìm thấy trong nhựa cây.

"Thay vì tìm kiếm DNA trong hổ phách 100 triệu năm tuổi hoặc hơn để kỳ vọng về sự sống lại của khủng long, chúng ta nên bắt đầu bằng cách phát hiện nó trong côn trùng bị mắc kẹt vài năm trước trong nhựa thông. Kết quả mới của chúng tôi cho thấy thực sự có thể nghiên cứu về mặt di truyền các sinh vật được nhúng trong nhựa thông, mặc dù chúng tôi chưa biết giới hạn thời gian", David Peris, tác giả nghiên cứu từ Viện cho Khoa học Địa chất và Khí tượng học tại Đại học Bonn, cho biết.

Lần đầu tiên chiết xuất thành công DNA côn trùng được nhúng trong hổ phách
Côn trùng mắc kẹt trong hổ phách.

Được đăng tải trên tạp chí PLOS One, các nhà cổ sinh vật học và vi sinh vật học từ Đại học Bonn ở Đức cho biết đã lấy được hai mẫu nhựa cây từ cây Hymenaea verrucosa ở Madagascar có chứa một số loài bọ ambrosia bị mắc kẹt trong nhựa khi nó vẫn còn dính.

Hai mẫu thử có độ tuổi từ hai đến sáu năm. Sau khi lấy vật liệu từ bên trong nhựa rắn, họ đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để nhân lên vật liệu di truyền trong ống nghiệm, khẳng định hy vọng của họ rằng các đoạn DNA vẫn được bảo tồn trong các sinh vật nhúng trong nhựa cây.

Những nỗ lực trước đây để thu thập vật liệu di truyền từ động vật bên trong nhựa cây đã sử dụng chloroform hoặc cồn 70% như một phần của quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trong dự án này nhận ra rằng điều này đã phản ứng với nhựa và làm tổn hại đến DNA. Thay vào đó, nghiên cứu mới cho thấy các nhà nghiên cứu chọn một phương pháp được điều chỉnh một chút, sử dụng hơn 80% ethanol và đảm bảo các mẫu tránh được bất kỳ sự ô nhiễm nào từ môi trường hiện đại.

Các mẫu trong nghiên cứu này chỉ mới vài năm tuổi vì vậy vẫn chưa rõ liệu có thể áp dụng kỹ thuật này cho các mẫu cũ hơn hay không, chứ chưa nói đến các mẫu thời tiền sử.

Nghiên cứu cho thấy rằng nước dường như vẫn được nhúng trong các mẫu lâu hơn người ta nghĩ, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của DNA. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xây dựng dự án này bằng cách tìm ra giới hạn trên về thời gian DNA có thể tồn tại trong nhựa cây bằng cách sử dụng các phương pháp "giải trình tự thế hệ tiếp theo" nhạy hơn.

“Việc điều tra giới hạn thời gian bảo tồn DNA và nhiều vấn đề liên quan khác là mục tiêu của các thí nghiệm trong tương lai”, Kathrin Janssen, một tác giả nghiên cứu từ Viện Vi sinh Y tế tại Bonn, thông tin.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thế lạ tiết lộ một loài người khác từng phát triển hơn chúng ta

Vật thế lạ tiết lộ một loài người khác từng phát triển hơn chúng ta

300.000 năm trước, khi Homo sapiens chúng ta chập chững ra đời, một loài người khác đã có tổ chức xã hội đáng kinh ngạc, dạy nhau kỹ thuật luyện dao lửa.

Đăng ngày: 08/10/2020
Xác ướp công chúa Ba Tư: Vụ lừa đảo khảo cổ động trời nhất lịch sử hiện đại, sự thật phía sau thì tàn nhẫn đến khủng khiếp

Xác ướp công chúa Ba Tư: Vụ lừa đảo khảo cổ động trời nhất lịch sử hiện đại, sự thật phía sau thì tàn nhẫn đến khủng khiếp

Đúng năm đầu tiên của thế kỷ 21, đất nước tưởng không liên quan gì đến văn hóa ướp xác Pakistan tuyên bố phát hiện ra xác ướp 2600 năm tuổi.

Đăng ngày: 08/10/2020
Xây cầu vượt, lạc vào thế giới nghi lễ… tắm thần bí 2.000 năm trước

Xây cầu vượt, lạc vào thế giới nghi lễ… tắm thần bí 2.000 năm trước

Một công trình kiến trúc tráng lệ đại diện cho nghi lễ cổ xưa đã lộ ra khi các công nhân Israel đào sâu xuống đất để đặt nền móng cho cột cầu vượt.

Đăng ngày: 07/10/2020
Các nhà khảo cổ Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp vẫn còn nguyên vẹn sau 2500 năm

Các nhà khảo cổ Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp vẫn còn nguyên vẹn sau 2500 năm

Xác ướp trong quan tài thuộc về các linh mục, quan chức và giới quý tộc sinh sống tại triều đại thứ 26 Ai Cập cổ đại cách đây 2500 năm.

Đăng ngày: 06/10/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử, các chuyên gia phải nhờ đến kẻ đạo mộ

Lần đầu tiên trong lịch sử, các chuyên gia phải nhờ đến kẻ đạo mộ "giải cứu" bảo vật quốc gia bị kẹt trong mộ

Câu chuyện về bảo vật quốc gia vô giá, quý hiếm, không món nào sánh được, nằm kẹt trong mộ, phải nhờ kẻ đạo mộ đề xuất phương án mà các chuyên gia mới lấy ra khỏi lòng đất được.

Đăng ngày: 05/10/2020
Bí ẩn 2 cặp nam nữ nằm úp lên nhau trong mộ cổ 5.000 năm

Bí ẩn 2 cặp nam nữ nằm úp lên nhau trong mộ cổ 5.000 năm

Một ngôi mộ cổ kỳ bí vừa khai quật ở Tây Siberia đã đem đến cho nhóm khảo cổ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Đăng ngày: 05/10/2020
Mô não thủy tinh của nạn nhân vụ phun trào núi lửa cổ đại

Mô não thủy tinh của nạn nhân vụ phun trào núi lửa cổ đại

Những tế bào não trong xác người đàn ông trẻ chết trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79 bị thủy tinh hóa sau khi tiếp xúc với tro nóng.

Đăng ngày: 05/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News