Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hít thở oxygen nguyên chất?

Chúng ta không thể sống nếu thiếu oxygen, nhưng quá nhiều oxygen lại có hại. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao lại như vậy.

Cơ thể sinh ra năng lượng bằng cách chuyển hóa thức ăn nạp vào để chúng ta có thể đi lại, học tập, làm việc. Để chuyển hóa thức ăn, chúng ta cần ô xy (oxygen), oxygen này nạp vào cơ thể thông qua việc hít thở không khí xung quanh chúng ta.

Oxygen không phải là loại khí duy nhất có trong không khí. Trên thực tế, phần lớn không khí là ni tơ (nitrogen). Nitrogen có vai trò rất quan trọng. Nó làm chậm quá trình đốt cháy năng lượng, nhờ đó bạn có đủ năng lượng để hoạt động cả ngày.


Hít thở oxygen tinh khiết tạo ra một loạt phản ứng hóa học rất nhanh.

Nếu bạn hít thở không khí chỉ chứa oxygen thì năng lượng lấy từ thức ăn sẽ được giải phóng toàn bộ ngay lập tức. Vậy là cơ thể hoạt động sẽ không được như ngọn nến cháy dần mà giống như một quả pháo hoa phát nổ “bùm”. Nếu bạn hít thở oxygen tinh khiết, cơ thể bạn sẽ không nổ như pháo hoa, nhưng vẫn có hại cho cơ thể.

Hít thở oxygen tinh khiết tạo ra một loạt phản ứng hóa học rất nhanh. Đó là khi một lượng oxygen biến đổi thành một dạng nguy hiểm và không bền vững gọi là “gốc tự do”. Gốc tự do oxygen gây hại cho chất béo, chất đạm và DNA trong cơ thể. Nó làm hại mắt khiến bạn không thể nhìn rõ được và làm tổn thương phổi khiến bạn không thể thở bình thường.

Như vậy hít thở oxygen nguyên chất rất có hại.

Nhưng đôi khi thở oxygen tinh khiết là việc cần làm. Các nhà du hành vũ trụ và thợ lặn biển sâu cũng có lúc cần thở oxygen tinh khiết vì họ làm việc ở những nơi vô cùng nguy hiểm. Thời gian và lượng oxygen họ hít thở luôn được kiểm soát chặt chẽ để không gây rủi ro cho họ.

Người ốm, trong đó có trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc bệnh nhân Covid-19 nặng có thể cần trợ thở. Bác sĩ sẽ cho họ thở nhiều oxygen hơn so với khi họ thở không khí bình thường. Khi đó, oxygen giống như một loại thuốc giúp người bệnh bình tĩnh và ổn định hơi thở. Nhưng cũng lại phải nói quá nhiều oxygen là nguy hiểm, vì thế các bác sĩ và y tá luôn theo dõi rất sát sao để đảm bảo người bệnh chỉ sử dụng lượng oxygen đúng mức.

Vậy là chúng ta  cần oxygen để giúp cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng. Các nhà du hành vũ trụ, thợ lặn biển sâu và một số trường hợp bị ốm sẽ cần thêm một chút oxygen, còn lại quá nhiều oxygen sẽ có hại cho cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News