Xác tàu đắm có thể chứa căn phòng hổ phách

Con tàu hơi nước bị đắm cuối Thế chiến II có thể được quân đội Đức Quốc xã sử dụng để vận chuyển kho báu 6 tấn hổ phách.

Tomasz Stachura, thợ lặn đến từ hiệp hội Baltictech chuyên kiểm tra các xác tàu đắm ở vùng biển Baltic, cho biết nhóm của ông phát hiện xác tàu hơi nước Karlsruhe sau hơn một năm tìm kiếm. Xác tàu nằm ở đáy biển Baltic, cách Ustka hàng chục km về phía bắc. Con tàu nằm ở độ sâu 88m và còn nguyên vẹn. Trong khoang hàng của tàu, các thợ lặn tìm thấy nhiều phương tiện quân sự, đồ gốm và nhiều chiếc hòm chưa rõ vật chứa bên trong. Theo Stachura, phát hiện này có thể cung cấp thông tin đột phá về sự biến mất của căn phòng hổ phách.

Xác tàu đắm có thể chứa căn phòng hổ phách
Thợ lặn tiếp cận xác tàu hơi nước Karlsruhe. (Ảnh: Baltictech).

"Căn phòng hổ phách được trông thấy lần cuối cùng ở thành phố Königsberg. Tàu Karlsruhe cũng rời đi từ đó trong hành trình cuối cùng với một kiện hàng lớn", Stachura nói.

Lúc đầu, căn phòng hổ phách được thiết kế như một chiếc tủ để vua Friedrich-Wilhelm I của Phổ tặng cho Sa hoàng Peter Đại đế của Nga. Nhưng thay vào đó, các thợ chế tác quyết định sử dụng dùng hổ phách làm tấm ốp tường phòng. Căn phòng rộng hơn 55m2 được xây dựng từ 6 tấn hổ phách, mất 10 năm để hoàn thành và trị giá 320 triệu USD theo tỷ giá ngày nay. Những tấm ốp dài 5m bao gồm hơn 100.000 mẩu hổ phách ghép vừa khít.

Trong Thế chiến II, căn phòng hổ phách được quân đội Đức Quốc xã tháo dỡ và đóng gói. Vào ngày 14/10/1941, dưới sự chỉ huy của Rittmeister Graf Solms-Laubach, 27 kiện chứa căn phòng được di chuyển về Königsberg. Việc tháo dỡ kéo dài 36 tiếng được thực hiện dưới sự giám sát của 2 chuyên gia. Tuy nhiên, căn phòng biến mất vào năm 1945 và chưa từng xuất hiện trở lại từ sau đó.

Stachura và đồng nghiệp cho rằng tàu Karlsruhe dài 60m, sử dụng để sơ tán người Đức khỏi miền đông nước Phổ vào cuối Thế chiến II, có thể liên quan tới sự biến mất của kho báu. Con tàu này không phải tàu chiến Karlsruhe chìm vào năm 1940 và cũng được phát hiện ngoài khơi Na Uy.

Tàu hơi nước Karlsruhe, bắt đầu hành trình cuối cùng từ Pilawa vào ngày 12/4/1945, là con tàu cuối cùng rời khỏi Królewiec trước khi người Nga nắm quyền kiểm soát thành phố. Con tàu mang theo 1.083 người tị nạn và 360 tấn hàng. Tàu Karlsruhe bị chìm vào sáng ngày 13/4/1945 và chỉ có 113 người sống sót. Những tài liệu lịch sử cho thấy tàu Karlsruhe rời cảng hết sức vội vã với lượng hàng lớn, theo Tomasz Zwara, thành viên của Baltictech.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Hang tình yêu" 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người

Một di chỉ có giá trị đặc biệt quan trọng với lịch sử định cư và tiến hóa của loài người hiện đại đã được khai quật tại Bồ Đào Nha.

Đăng ngày: 02/10/2020
Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo

Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo

Các chuyên gia Nhật Bản phát hiện một bản thảo về Nho giáo viết trong khoảng thế kỷ 6 - 7 ở Trung Quốc, có ý nghĩa vô giá.

Đăng ngày: 01/10/2020
Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một vụ thảm sát cách đây hàng nghìn năm với hài cốt nạn nhân vẫn ở nguyên nơi họ ngã xuống.

Đăng ngày: 01/10/2020
Tái tạo thành công

Tái tạo thành công "chân dung xác ướp" cậu bé Ai Cập

Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí khoa học PLOS One lần đầu tiên tái tạo thành công khuôn mặt của một cậu bé 3 đến 4 tuổi được ướp xác trong thời kỳ Hy Lạp-La Mã (332 TCN-395 SCN).

Đăng ngày: 01/10/2020
Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Sau khi đào móng ngôi nhà, một người nông dân phát hiện một món đồ bằng đồng có hình dáng của một con lợn rừng.

Đăng ngày: 01/10/2020
Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Khi mở nắp quan tài, thay vì mùi tử thi nồng nặc, đội khảo cổ lại ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tỏa rộng ra xung quanh.

Đăng ngày: 29/09/2020
Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Tại chuyến đi thực tế, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và triển khai xây dựng Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê.

Đăng ngày: 29/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News