Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo

Các chuyên gia Nhật Bản phát hiện một bản thảo về Nho giáo viết trong khoảng thế kỷ 6 - 7 ở Trung Quốc, có ý nghĩa vô giá.

Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo
Bản thảo chép tay của học giả Hoàng Khản. (Ảnh: Đại học Keio).

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Keio và nhiều viện khác cho biết đây là một trong những bản chép tay cổ nhất từng được tìm thấy tại Nhật Bản ngoài kinh Phật, đồng thời là bản thảo lâu đời nhất nói về Luận ngữ. Luận ngữ được biên soạn bởi các môn sinh sau khi Khổng Tử qua đời. Đây là tập hợp những lời răn dạy và các đối đáp của Khổng Tử về đạo đức, học tập và chính trị. Luận ngữ đóng vai trò như một hệ thống giảng dạy trong nhiều triều đại Trung Quốc, đồng thời ảnh hưởng lớn tới xã hội và văn hóa Nhật Bản, trở thành sách bắt buộc trong các ngôi trường đào tạo võ sĩ thời Edo (năm 1603 - 1867). Nhiều bản thảo có niên đại từ khoảng năm 50 trước Công nguyên được khai quật ở Trung Quốc và Triều Tiên.

Bản thảo phát hiện gần đây được một sứ thần Nhật Bản mang về nước. Bản thảo này chứa những chú giải do Hoàng Khản (năm 502 - 557), một học giả về Khổng Tử dưới triều Bắc Tống và Nam Tống, biên soạn. Tài liệu sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều gợi ý quan trọng về lịch sử trao đổi văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bản thảo bao gồm 20 trang giấy dán liền với nhau tạo thành cuộn dài. Bản thảo còn mang con dấu chứng minh quyền sở của gia tộc Fujiwara thân cận với Nhật hoàng dưới thời Nara (năm 714 - 784) và thời Heian (năm 794-1185).

Đại học Keio mua bản thảo từ một hiệu sách cổ năm 2017. Năm 2018, trường này thành lập nhóm nghiên cứu bao gồm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như văn học Trung Quốc, văn học Nhật Bản, lịch sử, thư mục học, để xác định nguồn gốc bản thảo. Dựa theo hình dáng ký tự, họ kết luận bản thảo nhiều khả năng được viết giữa thời Nam-Bắc triều và nhà Tùy (năm 581 - 618).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một vụ thảm sát cách đây hàng nghìn năm với hài cốt nạn nhân vẫn ở nguyên nơi họ ngã xuống.

Đăng ngày: 01/10/2020
Tái tạo thành công

Tái tạo thành công "chân dung xác ướp" cậu bé Ai Cập

Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí khoa học PLOS One lần đầu tiên tái tạo thành công khuôn mặt của một cậu bé 3 đến 4 tuổi được ướp xác trong thời kỳ Hy Lạp-La Mã (332 TCN-395 SCN).

Đăng ngày: 01/10/2020
Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Sau khi đào móng ngôi nhà, một người nông dân phát hiện một món đồ bằng đồng có hình dáng của một con lợn rừng.

Đăng ngày: 01/10/2020
Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Khi mở nắp quan tài, thay vì mùi tử thi nồng nặc, đội khảo cổ lại ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tỏa rộng ra xung quanh.

Đăng ngày: 29/09/2020
Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Tại chuyến đi thực tế, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và triển khai xây dựng Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê.

Đăng ngày: 29/09/2020
Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Đăng ngày: 29/09/2020
Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Ngôi mộ đặc biệt trong khu chôn cất thời đại đồ đá vừa được khai quật ở Thụy Điển không chỉ có hài cốt người đàn ông, mà còn có một sinh vật tuyệt chủng dũng mãnh.

Đăng ngày: 28/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News