Lần đầu tiên chúng ta có thể quan sát rác vũ trụ vào ban ngày

Công nghệ laser kết hợp với camera siêu nhạy giúp theo dõi rác vũ trụ chặt chẽ hơn, giảm nguy cơ va chạm với vệ tinh.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern lần đầu tiên quan sát rác vũ trụ bằng laser trắc địa tại Đài quan sát Zimmerwald, Phys hôm 28/8 đưa tin. Laser chiếu lên sẽ phản xạ lại và phân tán ra khi gặp rác vũ trụ. Các nhà khoa học sau đó sẽ theo dấu các photon của laser bằng camera siêu nhạy có thể thu nhận tín hiệu dưới ánh sáng Mặt trời.

Lần đầu tiên chúng ta có thể quan sát rác vũ trụ vào ban ngày
Lượng lớn rác vũ trụ có thể gây nguy hiểm cho vệ tinh. (Ảnh: VOX).

Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng tồn tại ngoài không gian. Tại một số khu vực, nguy cơ va chạm cao đến mức các vệ tinh đang hoạt động phải đều đặn điều chỉnh quỹ đạo để tránh rác vũ trụ. Hàng năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xử lý hàng nghìn cảnh báo va chạm cho mỗi vệ tinh của mình và thực hiện hàng chục lần điều chỉnh quỹ đạo.

Trong phần lớn trường hợp, đối tượng có nguy cơ va chạm là một trong khoảng 20.000 vật thể rác đã biết. "Không may là giới chuyên gia không rõ chính xác quỹ đạo của rác vũ trụ gồm vệ tinh không sử dụng, tầng trên của tên lửa, các mảnh vỡ do nổ hoặc va chạm", giáo sư Thomas Schildknecht, phó giám đốc Viện Thiên văn thuộc Đại học Bern, giải thích. Do đó, các nhà khoa học thường không thể xác định xem một pha điều chỉnh quỹ đạo, thường rất tốn kém, có thực sự cần thiết và giúp giảm rủi ro hay không.

Việc đo khoảng cách đến rác vũ trụ bằng phương pháp định tầm laser vệ tinh khá hiệu quả, giúp xác định chính xác đường bay trong vòng vài mét. "Chúng tôi đã sử dụng công nghệ này ở Đài quan sát Zimmerwald trong nhiều năm để đo đạc các vật thể trang bị bộ phản xạ laser đặc biệt", Schildknecht cho biết. Nhưng trước đây, phương pháp này chỉ có thể sử dụng vào ban đêm tại một số ít đài quan sát.

"Khả năng quan sát rác vũ trụ vào ban ngày cho phép tăng số lượng phép đo. Có rất nhiều trạm quan sát trang bị laser trắc địa nên giới khoa học có thể lập danh mục quỹ đạo rác vũ trụ với độ chính xác cao trong tương lai. Việc xác định quỹ đạo chính xác hơn rất cần thiết để tránh xảy ra các vụ va chạm, nâng cao tính an toàn và bền vững ngoài không gian", Schildknecht nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA dự báo hiện tượng thiên văn kỳ thú ngày 1/9

NASA dự báo hiện tượng thiên văn kỳ thú ngày 1/9

Một hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện vào ngày 1/9 khi một tiểu hành tinh tiếp cận gần Trái đất hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào trong thập kỷ tới.

Đăng ngày: 31/08/2020
Bí mật trong căn phòng SIÊU SẠCH ở Mỹ: Quá trình diệt trùng khủng khiếp cho cỗ máy 2,4 tỷ USD diễn ra thế nào?

Bí mật trong căn phòng SIÊU SẠCH ở Mỹ: Quá trình diệt trùng khủng khiếp cho cỗ máy 2,4 tỷ USD diễn ra thế nào?

Để lau thủ công cho tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance, NASA đã dùng hết 11.601 tăm bông và 2.543 chiếc khăn.

Đăng ngày: 30/08/2020
Phát hiện vật thể cỡ Trái Đất, nhưng trắng toát và… biết

Phát hiện vật thể cỡ Trái Đất, nhưng trắng toát và… biết "hút máu"

Ngôi sao lùn trắng quay nhanh nhất trong lịch sử thiên văn vừa được xác định. Nó to cỡ Trái Đất và là một "ma cà rồng vũ trụ".

Đăng ngày: 30/08/2020
Vệ tinh 56 năm tuổi sắp rơi xuống Trái Đất

Vệ tinh 56 năm tuổi sắp rơi xuống Trái Đất

Sau 56 năm bay quanh quỹ đạo Trái Đất, vệ tinh bị lãng quên này sẽ rơi xuống Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 30/08/2020
NASA chọn nữ phi hành gia da màu đầu tiên lên Trạm vũ trụ

NASA chọn nữ phi hành gia da màu đầu tiên lên Trạm vũ trụ

Ngày 26/8, NASA đã chỉ định phi hành gia Jeanette Epps sẽ tham gia sứ mệnh Starliner-1 của NASA.

Đăng ngày: 29/08/2020
Kính viễn vọng Hubble lập bản đồ hào quang xung quanh thiên hà Tiên Nữ

Kính viễn vọng Hubble lập bản đồ hào quang xung quanh thiên hà Tiên Nữ

Nghiên cứu mới tiết lộ vầng hào quang hay lớp khí bị ion hóa xung quanh thiên hà Tiên Nữ mở rộng tới 1,3 - 2 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/08/2020
Nếu một ai đó qua đời trong vũ trụ, các phi hành gia sẽ phải làm gì để xử lý thi thể người chết?

Nếu một ai đó qua đời trong vũ trụ, các phi hành gia sẽ phải làm gì để xử lý thi thể người chết?

Chúng ta sẽ cần làm gì để xử lý thi thể một ai đó qua đời trong khi làm nhiệm vụ ngoài vũ trụ?

Đăng ngày: 28/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News