Lần đầu tiên ghép phổi thành công ở Việt Nam

Sáng 22/2, BV Quân Y 103, Học viện Quân Y đã họp báo công bố ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam đã thành công.

Theo GS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học Viện Quân Y, bệnh nhi Ly Chương Bình (7 tuổi, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) mắc bệnh giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi. Căn bệnh này khiến bệnh nhân luôn rơi vào tình trạng suy hô hấp trầm trọng, suy dinh dưỡng nặng, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Chỉ có ghép phổi mới có cơ hội cứu sống bệnh nhân. Người cho phổi là anh Ly Cù G. (sinh năm 1989, bố đẻ cháu Bình) và ông Ly Cù T. (sinh năm 1987, là bác ruột của cháu Bình).


Họp báo công bố ca ghép phổi đầu tiên thành công.

Sau mổ, sức khỏe của hai người cho phổi đều ổn định còn cháu Bình, người nhận phổi đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị tích cực.

Theo BS. Quyết, phổi có chức năng giãn nở nên dù cắt một thuỳ phổi, một phần phổi, thậm chí chỉ còn một thuỳ phổi cũng có thể giãn nở chiếm đầy khoang ngay lập tức, thực hiện chức năng của phổi. Vì thế, sau cắt một phần phổi, chức năng phổi, người bệnh nhanh chóng trở về bình thường. Đây là lý do chỉ sau một ngày phẫu thuật cắt một phần phổi để ghép cho bệnh nhi, cả hai người cho phổi đã khoẻ mạnh.

Trước đó, tháng 11/2016 Học viện Quân y được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài "Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não" thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chủ nhiệm đề tài là GS-TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Học viện đã tích cực triển khai nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất và cử cán bộ đi học tập kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm ghép phổi trên người bệnh tại BV Đại học Okayama, Nhật Bản.

Cũng theo BS. Quyết, cuộc phẫu thuật này ngoài các bác sĩ đầu ngành còn nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia Nhật Bản Oto Takahiro, Giám đốc Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Đại học Okayama. Tại buổi công bố, ông Oto Takahiro cũng đánh giá cao kết quả của cuộc phẫu thuật và đặt lòng tin vào các bác sĩ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 03/02/2025
Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Đừng vì mẫu mã đẹp mà vội mua những chiếc bánh chưng có màu xanh mướt nhé vì rất có thể chúng được luộc cùng với pin đấy.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News