Lần đầu tiên ghép thành công tế bào gốc tạo máu không cùng huyết thống
Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cho biết, vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 15/5, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân tên Q.D.A. (25 tuổi, ngụ tại Cà Mau), được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML), không tìm được người cho tế bào gốc thuận hợp (HLA) hoàn toàn có cùng huyết thống.
Đến ngày 1/7, bệnh viện đã khởi động chương trình tìm người hiến tế bào gốc tại Trung tâm Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc). Gần nửa tháng sau, Trung tâm Tzu Chi thông báo đã tìm được người đồng ý hiến tế bào gốc có HLA phù hợp hoàn toàn với người bệnh.
Ngày 20/9, bệnh viện đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân A. Diễn tiến cuộc ghép được theo dõi sát bởi đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm ghép tế bào gốc tạo máu của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM.
Bệnh viện đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện tại, người bệnh đã bước sang ngày thứ 57 của quá trình ghép, sức khỏe của bệnh nhân A. đã dần ổn định, kết quả xét nghiệm xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép (Chimerism) cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc.
Việc thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam được xem là một bước tiến vượt bậc trong công tác điều trị, mở ra hướng đi mới và hi vọng chữa khỏi bệnh cho người bệnh mắc các bệnh lý ác tính không tìm được người cho tế bào gốc cùng huyết thống phù hợp.
Hiện nay, có một số bệnh lý huyết học ác tính (ung thư) chỉ có phương pháp duy nhất để điều trị hiệu quả và có thể hết bệnh là dị ghép tế bào gốc tạo máu từ người cho khỏe mạnh.
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM đã triển khai thành công kỹ thuật dị ghép tế bào gốc tạo máu (ghép đồng loại) từ năm 1995. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là nhiều trường hợp người bệnh không tìm được người cho tế bào gốc phù hợp HLA đồng huyết thống. Trong khi đó, tại nước ta vẫn chưa có ngân hàng tế bào gốc từ nguồn người hiến tình nguyện. Do đó, một số trường hợp người bệnh phải ra nước ngoài để tìm nguồn tế bào gốc phù hợp.
Được biết, chi phí cho mỗi ca ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam hiện nay khoảng 800 triệu đồng, trong đó Bảo hiểm y tế chi trả 60%. Chi phí này chỉ bằng 1/10 so với tại Singapore và bằng 1/5 so với Đài Loan (Trung Quốc).

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
