Lần đầu tiên ghi lại hình ảnh tia vật chất phun ra từ 2 thiên hà va chạm
Các nhà nghiên cứu ghi lại hình ảnh đầu tiên về một luồng vật chất phun trào từ vụ va chạm giữa 2 thiên hà xoắn ốc.
Hình ảnh này cho thấy khi quá trình hợp nhất giữa 2 thiên hà bước vào giai đoạn quan trọng, các hố đen ở lõi của chúng hoạt động tích cực hơn để giải phóng các tia vật chất với tốc độ gần với tốc độ của ánh sáng.
“Lần đầu tiên chúng tôi phát hiện 2 thiên hà chuẩn bị va chạm tạo ra tia vật chất non trẻ, sơ khai vừa mới bắt đầu sự sống của nó ở trung tâm của một trong các thiên hà”, Tiến sĩ Vaidehi Paliya tới từ Trung tâm nghiên cứu Deutsches Elektronen-Synchrotron (Đức) cho hay.
Các tia vật chất được phun ra từ đó chỉ là hệ quả của sự chuyển đổi trạng thái.
Ông Paliya và các đồng nghiệp phát hiện ra quá trình phát xạ tia gamma, dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của tia vật chất từ thiên hà TXS 2116−077.
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện của họ cho thấy sự kiện va chạm giữa 2 thiên hà có thể cung cấp đủ vật chất để một hố đen siêu lớn chuyển sang trạng thái hoạt động. Các tia vật chất được phun ra từ đó chỉ là hệ quả của sự chuyển đổi trạng thái này.
Hầu hết mọi thiên hà trong vũ trụ đều có một hố đen siêu lớn của trung tâm, bao gồm Dải Ngân hà. Trong quá trình 2 thiên hà va chạm, có nhiều cơ hội để đẩy khí ga tới gần lõi.
“Rất khó để đánh bật khí gas từ thiên hà và đẩy nó tới trung tâm. Cần cái gì đó làm rung chuyển thiên hà để đẩy phần khí tới lõi. Sự hợp nhất hoặc va chạm giữa các thiên hà là cách đơn giản nhất để làm điều này. Khi lượng khí gas đủ lớn, hố đen sẽ trở nên rất sáng và có thể phun ra các tia vật chất”, ông Marco Ajello, đồng tác giả nghiên cứu cho hay.
Thông thường, các tia vật chất sẽ phát ra ánh sáng mạnh tới mức chúng ta không thể quan sát được thiên hà đằng sau nó. Tuy nhiên, do tia vật chất phun ra trong trường hợp này khá yếu nên vẫn có thể quan sát được thiên hà nơi nó được sinh ra.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
