Lần đầu tiên phân tích được DNA của loài kỳ lân Siberia bí ẩn

Trong phát hiện mới nhất của các nhà cổ sinh vật học, loài “kỳ lân” huyền thoại được đồn đại trước đó có mặt ở Siberia không giống như những gì từng được tưởng tượng.

Theo đó, qua phân tích DNA, các nhà khoa học xác định thực chất nó giống như một loài tê giác cổ đại hơn là một loài “thần thú” được miêu tả có hình thể tuyệt đẹp trong truyền thuyết.

Loài tê giác cổ đại kì lạ cũng không phải tuyệt chủng cách đây 200.000 năm trước Kỷ Băng hà cuối cùng như mọi người từng biết tới. Thực chất loài động vật này chỉ biến mất hoàn toàn cách đây khoảng 36.000 năm trước. Thậm chí, chúng còn sống cùng với những con người đầu tiên.

Lần đầu tiên phân tích được DNA của loài kỳ lân Siberia bí ẩn
Hình ảnh mô tả được cho là loài kỳ lân Siberia.

Trước đó, những bằng chứng về sự tồn tại của “kỳ lân” Siberia trong truyền thuyết được cho tồn tại trong thực tế có rất ít căn cứ vì thiếu các bằng chứng qua các hóa thạch.

Qua tìm kiếm, các nhà cổ sinh vật học chỉ tìm được vài mảnh xương được cho là của một loài vật có trọng lượng khoảng 3,5 tấn. Nhưng từng ấy căn cứ là chưa đủ để khẳng định điều gì.

Hay một phần của hóa thạch hộp sọ được mô tả trong nghiên cứu năm 2016 sau khi sử dụng phương pháp giám định đồng vị phóng xạ đã xác định hộp sọ có niên đại lên đến 29.000 năm nhưng vẫn chưa đủ tin cậy.

Sau đó, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã thu thập được tới 23 mẫu xương được cho là kỳ lân Siberia tiếp tục giám định đồng vị phóng xạ để xem liệu chúng có thể phục hồi DNA hay không và tìm hiểu thêm về kỳ lân Siberia cùng thời gian tồn tại của nó trên Trái đất.

Kết quả thu được đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi loài vật tưởng chừng đã tuyệt chủng lại vẫn còn sống lâu hơn nhiều nghìn năm sau. Đó là thời điểm 36.000 năm trước, con người đã bắt đầu sinh sống ở thảo nguyên của Nga, Kazakhstan, Mông Cổ và Bắc Trung Quốc.

Đầu của loài kỳ lân Siberia có thể có kích thước khá lớn tiến hóa theo xu hướng phù hợp với độ cao của cỏ để nó không phải ngẩng đầu lên. Bên cạnh đó, các nhà cổ sinh vật học cũng không xác định được sừng của loài này lớn cỡ nào. Nhưng qua một phần hộp sọ và so sánh với các động vật có sừng khác, các nhà nghiên cứu đoán sừng của loài vật này có chiều dài tới 1 mét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nghĩa trang cổ niên đại 10.000 năm tuổi

Phát hiện nghĩa trang cổ niên đại 10.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học từ Đại học tổng hợp liên bang Viễn Đông (Nga) vừa công bố đã tìm thấy một khu nghĩa trang cổ nhất ở Ecuador được gọi dưới cái tên Atahualpa anton.

Đăng ngày: 28/11/2018
Xác ướp người phụ nữ nguyên vẹn 3.000 năm trong mộ cổ Ai Cập

Xác ướp người phụ nữ nguyên vẹn 3.000 năm trong mộ cổ Ai Cập

Các nhà nghiên cứu tìm thấy xác ướp nguyên vẹn của một người phụ nữ trong quan tài chưa từng mở nắp có niên đại hơn 3.000 năm ở thành phố Luxor phía nam Ai Cập, Guardian hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 27/11/2018
Phát hiện loài thằn lằn khổng lồ ăn cỏ mới sống cách đây hơn 200 triệu năm

Phát hiện loài thằn lằn khổng lồ ăn cỏ mới sống cách đây hơn 200 triệu năm

Hoá thạch mới phát hiện tại Ba Lan là bằng chứng cho thấy khủng long không phải là loài động vật ăn cỏ lớn nhất tồn tại trong Kỷ Trias.

Đăng ngày: 25/11/2018
Spinosaurus - loài khủng long kỳ cục: săn cá như thần mà không thể bơi lội!

Spinosaurus - loài khủng long kỳ cục: săn cá như thần mà không thể bơi lội!

Cả thế giới vẫn chắc mẩm Spinosaurus (hay còn gọi là Thằn lằn gai) là loài khủng long ăn cá, bơi giỏi đến nỗi gần như ở luôn dưới nước.

Đăng ngày: 24/11/2018
Vụ nổ thiên thể là thủ phạm phá hủy nền văn minh Cận Đông cổ đại

Vụ nổ thiên thể là thủ phạm phá hủy nền văn minh Cận Đông cổ đại

Các nhà khoa học đã thu thập bằng chứng cho thấy rằng 3.700 năm trước, một vụ nổ của một thiên thể trong khí quyển đã phá hủy các khu định cư trên vùng lãnh thổ của Jordan hiện đại.

Đăng ngày: 23/11/2018
Brazil phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất thế giới

Brazil phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất thế giới

Các chuyên gia cổ sinh vật học thuộc Đại học Sao Paulo (USP) và Đại học liên bang Santa Maria (UFSM) thực hiện cuộc nghiên cứu đã đặt tên cho loài khủng long trên là “Macrocollum itaquii”.

Đăng ngày: 23/11/2018
Phát hiện hơn 100 hài cốt dị hình dưới mỏ đá

Phát hiện hơn 100 hài cốt dị hình dưới mỏ đá

Nhiều bộ hài cốt có hộp sọ bị kéo dài kỳ dị và vô số trang sức giá trị vừa được tìm thấy tại một mỏ đá gần thủ đô La Paz của Bolivia.

Đăng ngày: 22/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News