Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan môi trường Áo thì họ đã lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ ở trong các mẫu phân của con người. Một điều không sớm thì muộn sẽ xảy ra khi tốc độ xả rác thải từ nhựa của con người vẫn rất khủng khiếp dù nhiều nước đã có các biện pháp hạn chế hoặc cấm sử dụng các dạng nhựa trong thực phẩm. Cũng theo báo cáo này các nhà khoa học dự đoán có khoảng hơn 50% dân số thế giới cũng có thể có nhựa siêu nhỏ trong phân mà không biết.


Cứ 10g phân có chứa 20 mẫu nhựa siêu nhỏ có kích thước từ 50 đến 500 micro mét. (Ảnh minh họa).

Các mẫu xét nghiệm được lấy từ những người ở châu Âu, Nhật Bản và Nga để đảm bảo có 1 độ bao phủ đủ rộng về mặt vật lý. Kết quả tính trung bình cứ 10g phân có chứa 20 mẫu nhựa siêu nhỏ có kích thước từ 50 đến 500 micro mét, phần lớn là 2 dạng polypropylene và polyethylene terephthalate, những dạng thường gặp trong mỹ phẩm hoặc là các mảnh nhựa nhỏ bị phân ra từ 1 mảng lớn. Vụ phân ra nhựa này thường thấy ở các đại dương, nơi nhựa bị thải hoặc nhấn chìm một cách vô tội vạ, là nguồn cơn của 80000 tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trên đại dương trong cái gọi là Great Pacific Garbage Patch.

Phát hiện này cũng khẳng định lại 1 điều là cuối cùng con người đã thực hiện thành công việc gậy ông đập lưng ông khi nhựa đã hoàn thành 1 vòng tròn từ tay người vứt rác, đến bãi rác, ra biển hoặc ngấm xuống các nguồn nước, các động vật biển ăn hoặc hấp thụ các chất nhựa đó và sau đó quay lại con người qua đường ăn uống.

Bước tiếp theo sau nghiên cứu này sẽ là việc nghiên cứu các ảnh hưởng của các hạt nhựa này lên cơ thể con người mặc dù trước đó cũng đã có những cảnh báo về các hạt này ở trong các loại cá biển mà con người hay ăn. Theo đội nghiên cứu thì các hạt nhựa nhỏ nhất có khả năng thâm nhập cả vào mạch máu, hệ bạch huyết hoặc vào cả gan của chúng ta, nếu chúng có ở trong ruột thì rất có thể chúng sẽ có tác động xấu đến khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa hoặc có thể làm tăng khả năng lây nhiễm các hóa chất có hại hoặc các tác nhân gây bệnh khác.

Nhưng tất nhiên chúng ta không thể nói bỏ là bỏ bởi nhựa được sử dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Hiện tại chỉ có cách nâng cao nhận thức từ người dân cũng như hy vọng chính quyền các nước sẽ đưa ra các giải pháp cắt giảm và hạn chế việc sử dụng nhựa mà thôi. Ví dụ như các nước thuộc liên minh châu Âu đã bỏ phiếu cho việc cấm sử dụng hạt nhựa trong mỹ phẩm, và dự kiến sẽ cấm sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần như bông ngoáy tai hay ống hút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News