Lần đầu tiên phát hiện chất đạm trong thiên thạch

Thiên thạch Acfer 086 được tìm thấy ở Algeria được nhà khoa học sử dụng kỹ thuật phân tích mới, lần đầu tìm thấy một chất đạm ngoài vũ trụ.

Một khám phá mới có thể là đầu mối để giới nghiên cứu tìm kiếm sự sống ở những nơi khác trong Hệ Mặt Trời hay không. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà vật lý Malcolm McGeoch làm việc tại Trung tâm cung cấp nguồn tia X siêu dẫn PLEX Corporation đã tiến hành xem xét lại các thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất thời gian gần đây để tìm kiếm các bằng chứng của sự sống ngoài hành tinh. Sử dụng phép đo khối phổ, họ đã tìm thấy chất đạm bên trong một thiên thạch Acfer 086 tìm thấy cách đây 30 năm.

"Nhóm khoa học đã thay đổi các kỹ thuật nghiên cứu trước đây để tăng khả năng phát hiện axit amin bên trong những thiên thạch được bảo tồn", Chenoa Tremblay, nhà khoa học tại Đại học Curtin Australia cho biết.


Một thiên thạch trong thời kỳ cực thịnh của trận mưa sao băng Leonid năm 2009. (Ảnh: Navicore)

Trong vài năm qua, các thiên thạch từ hệ Mặt Trời đã giúp các nhà khoa học hiểu biết thêm về dấu vết sự sống ngoài không gian. Cyanide có thể đóng vai trò xây dựng các phân tử cần thiết cho sự sống; Ribose là một loại đường được tìm thấy trong RNA và axit amin, các hợp chất hữu cơ kết hợp để tạo thành đạm.

Nhóm nghiên cứu không chỉ tìm thấy axit amin glycine có tín hiệu mạnh hơn phân tích trước đó mà còn phát hiện ra rằng chất này bị ràng buộc với các nguyên tố khác như sắt và lithium. Khi họ thực hiện mô hình hóa để xem những gì đang xảy ra, họ thấy rằng glycine không bị cô lập và là một phần của chất đạm. Các nhà khoa học gọi loại chất đạm vừa mới phát hiện là protein hemolithin. Chúng có cấu trúc tương tự protein trên Trái Đất nhưng đồng vị deuterium không phải là loại xảy ra trong tự nhiên.


Phép đo khối phổ đã phát hiện ra chất đạm bên trong một thiên thạch Acfer 086. (Ảnh: H.RAAB).

Ngoài ra, tỷ lệ deuterium so với hydro trùng hợp với nhiều thiên thạch khác được phát hiện trước đây. Điều này cho thấy, các cấu trúc đã xác định là chất đạm nguồn gốc ngoài hành tinh có thể được hình thành trong đĩa proto-solar hơn 4,6 tỷ năm trước. Tuy nhiên, một số nhà khoa học nhận định rằng thứ tìm thấy trong thiên thạch Acfer 086 có thể không phải là protein, khả năng cao là một loại polymer phân tử rộng, trong đó protein chỉ là một phần.

Bước nghiên cứu tiếp theo có thể lấy quang phổ và sử dụng phần mềm mô hình hóa để cố gắng tái tạo các cấu trúc tạo ra quang phổ tương tự giúp xác định đó là protein hay polymer. Trước đây, các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã tạo ra protein trên vũ trụ nhờ môi trường không trọng lực. Họ đã tạo ra các phân tử đạm đủ lớn và ổn định để mang về Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News