Lần đầu tiên quay được video bên trong bộ não đang sống

Quá trình bài tiết các tế bào thần kinh chết và độc hại để duy trì hoạt động của não bộ là điều mà nhiều người đã biết, nhưng phải đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể quay video chi tiết về quá trình này trong não của những con chuột trong phòng thí nghiệm.

Lần đầu tiên quay được video bên trong bộ não đang sống
Hình ảnh bên trong bộ não được máy quay ghi lại. (Ảnh: Đại học Yale).

Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về cách những tế bào chết chưa được dọn dẹp, và cách não bộ phản ứng với chúng. Vì vậy, nghiên cứu mới này có thể là một bước tiến đáng kể trong việc làm sáng tỏ một vài điều trong số chúng – kể cả khi chúng ta vẫn chưa thể xác minh được bộ não con người có hoạt động giống với quy trình của loại chuột hay không.

“Đây là lần đầu tiên quá trình này có thể được nhìn thấy trong não một loài động vật có vú còn đang sống", giáo sư thần kinh học Jaime Grutzendler từ Trường Y tế thuộc Đại học Yale, Mỹ, cho biết.

Xa hơn nữa, những phát hiện này thậm chí có thể cung cấp các phương pháp điều trị cho chứng suy giảm chức năng não bộ và rối loạn thần kinh liên quan đến tuổi tác. Một khi có thêm hiểu biết về cách bộ não được làm sạch, các nhà khoa học có thể chẩn đoán tốt hơn những gì xảy ra khi gặp các vấn đề thần kinh.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào các tế bào thần kinh đệm chịu trách nhiệm thực hiện công việc dọn dẹp trong bộ não. Họ sử dụng một kỹ thuật gọi là 2Phatai để nhắm mục tiêu vào một tế bào não đơn lẻ đang chết ở chuột, và sau đó lần theo dấu vết của các tế bào thần kinh đệm bằng các dấu mực huỳnh quang.

"Thay vì dùng búa đánh vào đầu gây tử vong cho hàng nghìn tế bào, việc theo dõi một tế bào đơn lẻ chết đi cho phép chúng ta nghiên cứu chi tiết hơn những gì đang xảy ra ngay sau trong quá trình hoại tử của tế bào đó, cũng như những tế bào khác có liên quan", giáo sư Grutzendler nói, "Điều này trước kia là không thể. Nhưng giờ thì chúng tôi có thể được chứng kiến rõ ràng những gì chính xác đang diễn ra và hiểu hơn về quá trình này.”

Nhóm nghiên cứu cũng lần đầu phát hiện rằng nếu một tế bào thần kinh đệm bỏ lỡ việc loại bỏ một tế bào thần kinh chết vì bất kỳ lý do gì, thì các tế bào đệm khác sẽ loại bỏ thay cho chúng. Điều này cho thấy một số phương thức liên lạc vẫn đang tồn tại giữa các tế bào thần kinh đệm.

Một phát hiện thú vị khác từ nghiên cứu là não bộ của những con chuột già hơn thường kém hiệu quả hơn trong việc dọn sạch các tế bào thần kinh chết, dù các tế bào thực hiện chức năng này có thể vẫn nhận thức được về sự tồn tại của các tế bào sắp chết.

Đây là một cơ hội tốt cho những nghiên cứu trong tương lai và có thể cung cấp cho các chuyên gia cái nhìn sâu sắc hơn về việc các bộ não bị lão hóa thường hoạt động kém đi theo nhiều cách khác nhau, do chức năng xử lý các tế bào chết của chúng bắt đầu chậm lại hoặc thậm chí bị hư hỏng.

Một phương pháp điều trị mới một ngày nào đó có thể được phát triển để thay thế quá trình này của não bộ, không chỉ đối với người cao tuổi, mà cả với những người gặp các vấn đề thần kinh.

"Tế bào chết là thứ rất phổ biến trong các bệnh về não", nhà thần kinh học Eyiyemisi Damisah từ Trường Y thuộc Đại học Yale cho biết, "Hiểu được quá trình có thể mang lại hiểu biết sâu hơn về cách xử lý các tế bào trong các vùng não bị tổn thương từ các chấn thương đầu, đột quỵ hoặc các triệu chứng khác."

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?

Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?

Học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có lợi gì cho bộ não của chúng ta về cả thể chất lẫn tinh thần? Mời bạn cùng khám phá một câu trả lời ngắn gọn về đề tài này với nhà tâm lý nổi tiếng người Anh Susan Blackmore qua bài viết của bà trên Science Focus.

Đăng ngày: 04/07/2020
9 điều về bản thân mà chúng ta không hề biết

9 điều về bản thân mà chúng ta không hề biết

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến những kết luận rất thú vị về con người, có thể khiến bạn phải thốt lên "Hóa ra là như vậy".

Đăng ngày: 04/07/2020
Sự thật về kinh đô ngọc bích: Nơi tử thần rình rập

Sự thật về kinh đô ngọc bích: Nơi tử thần rình rập

Nằm ở cực bắc Myanmar, Hpakant được giới thương gia chuyên buôn bán đá quý xem là kinh đô ngọc bích.

Đăng ngày: 04/07/2020
Bộ lạc bí ẩn nhất thế giới đang sinh sống tại Nhật Bản, thậm chí còn là nguyên nhân ra đời của Samurai

Bộ lạc bí ẩn nhất thế giới đang sinh sống tại Nhật Bản, thậm chí còn là nguyên nhân ra đời của Samurai

Một bộ lạc cực kỳ xưa cũ, có thể xem là cổ nhất thế giới. Nhưng nguồn gốc của họ thì... chẳng ai biết.

Đăng ngày: 04/07/2020
Cầu Cổng Vàng phát ra âm thanh lạ vang xa tận 5km

Cầu Cổng Vàng phát ra âm thanh lạ vang xa tận 5km

Cây cầu 83 tuổi nổi tiếng phát ra tiếng vang trầm thấp sau khi được thay thế lan can mới.

Đăng ngày: 03/07/2020
Sự thật về khách sạn bí ẩn 33 năm không có một vị khách dù có quy mô cực kỳ hoành tráng

Sự thật về khách sạn bí ẩn 33 năm không có một vị khách dù có quy mô cực kỳ hoành tráng

Cho đến nay, khách sạn này vẫn tiếp tục được gắn liền với cái tên "khách sạn của ngày tận thế".

Đăng ngày: 02/07/2020
Hồ thủy điện Tam Hiệp lớn đến mức khi nó đầy nước, vòng quay Trái đất sẽ chậm lại và thời gian một ngày dài ra

Hồ thủy điện Tam Hiệp lớn đến mức khi nó đầy nước, vòng quay Trái đất sẽ chậm lại và thời gian một ngày dài ra

Tuy thay đổi sẽ rất nhỏ, nhưng không thể phủ nhận khả năng ảnh hưởng của nó tới vòng quay của Trái đất.

Đăng ngày: 02/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News