Lần đầu tiên trên thế giới: phục hồi cho bệnh nhân sống thực vật

Một tai nạn xe hơi năm 20 tuổi khiến một người đàn ông Pháp phải sống thực vật suốt 15 năm, nhưng anh đang bắt đầu có dấu hiệu tỉnh lại nhờ một phép màu...

Phép màu đó là một thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị được các bác sĩ cấy vào ngực của bệnh nhân. Năm nay 35 tuổi, lần đầu tiên sau một thời gian dài người đàn ông bất hạnh có một tia hi vọng phục hồi lại ý thức.

Trường hợp của bệnh nhân người Pháp được mô tả chi tiết trên tạp chí Current Biology ngày 25/9. Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả này thách thức cách suy nghĩ lâu nay, vốn cho rằng các trường hợp rối loạn ý thức kéo dài hơn 12 tháng là không thể đảo ngược.

Bước đột phá

Bác sĩ - nhà thần kinh học Angela Sirigu là một trong những tác giả của công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology. Bà làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học nhận thức Marc Jeannerod ở thành phố Lyon, Pháp.

Bà Sirigu và các cộng sự quyết định thử nghiệm kỹ thuật kích thích dây thần kinh phế vị (VNS - Vagus Nerve Stimulation) để phục hồi nhận thức cho bệnh nhân người Pháp. Trước đây, phương pháp này chỉ được ứng dụng để giúp các bệnh nhân mắc chứng động kinh và trầm cảm.

Vagus - tiếng Latin có nghĩa là "lang thang" - là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục).

Kỹ thuật VNS được thực hiện như sau: Các bác sĩ cấy một thiết bị vào ngực bệnh nhân và kết nối với thần kinh phế vị bằng một dây truyền dẫn. Tín hiệu điện từ thiết bị chạy theo dây thần kinh này về hành não, chuyển thành các xung lực và đi tiếp đến các khu vực khác của não.

Việc kích thích thần kinh phế vị kích hoạt một cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể, bà Sirigu giải thích.

Với việc chọn một bệnh nhân sống thực vật trong 15 năm, nhóm nghiên cứu chấp nhận thử thách khó nhất để loại trừ yếu tố "xác suất" trong trường hợp phương pháp thực sự mang lại kết quả.

Và họ đã không thất vọng. Chỉ sau 1 tháng kích thích liên tục, các vùng não điều khiển sự tập trung, cử động... của bệnh nhân đã gia tăng hoạt động rõ rệt.

Ông Nicholas Schiff, nhà thần kinh học thuộc Trung tâm Y khoa Weill Cornell/NewYork-Presbyterian (Mỹ), nhận xét công trình nghiên cứu cho thấy một hướng đi khả dĩ, một kỹ thuật mới và có thể mang lại lợi ích đối với một số bệnh nhân.

Lần đầu tiên trên thế giới: phục hồi cho bệnh nhân sống thực vật
Ảnh mô tả hoạt động não của bệnh nhân trước và sau khi áp dụng phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) - (Ảnh: CNN).

Tiềm năng lớn của não

"Kết quả trên, cùng với những thông tin chúng tôi hiện đang có, chứng minh rằng não người dù ở trong tình trạng tổn thương nặng vẫn còn tiềm ẩn khả năng lớn hơn những gì chúng ta từng biết - tiến sĩ Schiff giải thích - Một người có thể nằm một chỗ trong nhiều năm nhưng vẫn phản ứng với các loại thuốc, thiết bị và những thứ khác".

Tại Mỹ, người ta ước tính có khoảng 50.000 bệnh nhân đang ở trong trạng thái thực vật, và khoảng 300.000 người khác ở trong trạng thái nhận thức tối thiểu, ông Schiff cho biết.

"Từ lâu, chúng ta đã biết chúng ta có thể làm gì đó cho các trường hợp tổn thương não nặng, tuy nhiên hạ tầng, trang thiết bị chưa theo kịp với khoa học. Cái đang thiếu là nguồn tiền đầu tư cho nghiên cứu" - vị chuyên gia giãi bày.

Bác sĩ James L. Bernat, giáo sư thần kinh học thuộc Trường y Geisel (ĐH Dartmouth), đánh giá báo cáo về bệnh nhân người Pháp là một ca "rất thú vị và gây phấn khích". Ông khen ngợi nhóm nghiên cứu của bà Sirigu vì đã lựa chọn một ca khó để thử nghiệm.

Nhiều loại chấn thương khác nhau có thể gây ra trạng thái thực vật ở người, bao gồm chấn thương não, tổn thương tế bào thần kinh do thiếu oxy và máu trong các ca trụy tim, viêm màng não...

Do đó, bác sĩ Bernat giải thích, cần phải nghiên cứu thêm để tìm hiểu những bệnh nhân nào có cơ hội phục hồi nhờ phương pháp mới.

Ngoài ra, nghiên cứu mới được đánh giá sẽ góp phần làm rõ thêm cơ chế của các căn bệnh thoái hóa thần kinh (như Alzheimer) hoặc chứng suy giảm nhận thức do chấn thương não.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Bạn có đang buồn ngủ không? Trận chiến kỳ lạ này là lý do

Bạn có đang buồn ngủ không? Trận chiến kỳ lạ này là lý do

Cơ thể chúng ta đang bị xé làm 2 nửa, phụ thuộc vào trận chiến giữa đồng hồ sinh học và đồng hồ xã hội. Và đó chính là lý do khiến bạn buồn ngủ.

Đăng ngày: 29/09/2017
Cuộc đời gây tò mò của cặp song sinh dính liền 200 năm trước

Cuộc đời gây tò mò của cặp song sinh dính liền 200 năm trước

Sinh năm 1811, cặp sinh đôi dính liền Chang và Eng Bunker thời ấy được cho là

Đăng ngày: 28/09/2017
Nghiên cứu mới về đồ uống giúp bệnh nhân nhiễm HIV sống lâu hơn

Nghiên cứu mới về đồ uống giúp bệnh nhân nhiễm HIV sống lâu hơn

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của 1.028 bệnh nhân nhiễm virus HIV và viêm gan siêu vi C suốt 5 năm tại Pháp, trong đó 1/4 bệnh nhân uống ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày.

Đăng ngày: 28/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News