Lần đầu tiên Việt Nam có máy se tơ từ cây sen

Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội chế tạo thành công máy lấy tơ sen tự động, năng suất tăng gấp ba lần so với thủ công.

Tơ sen được sử dụng để dệt lụa. Ở Việt Nam sản phẩm lụa từ tơ sen được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại giá trị kinh tế nhưng các công đoạn chọn, xếp cuống sen đến miết tơ, đều làm thủ công. Nhận thấy tiềm năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào nghề dệt tơ sen, nhóm Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú và Lương Đức Trung (sinh viên năm 4, Khoa Cơ khí - Chế tạo máy) đã nảy ra ý tưởng chế tạo máy lấy tơ sen để nâng cao năng suất. Từ giữa tháng 10 năm 2019, nhóm bắt tay chế tạo, lên mô hình máy và phân công, người lo lập trình, thiết kế mạch điện tử, người lo thiết kế phần vỏ và lắp ráp. 

Lần đầu tiên Việt Nam có máy se tơ từ cây sen
Máy kéo tơ sen. (Ảnh: NVCC).

Nguyễn Văn Thắng cho biết, công đoạn khó và quan trọng nhất trong quá trình chế tạo là cấp phôi, tạo độ chính xác tuyệt đối cho máy. Do mỗi thân sen đều có kích thước khác nhau, nên yêu cầu máy phải cấp phôi chính xác để đạt tỉ lệ miết tơ cao nhất. Đây là công đoạn quan trọng nhất và nhiều lần nhóm bất đồng quan điểm do mỗi người có ý tưởng khác nhau. Sau nhiều tranh luận, cuối cùng nhóm cũng đi đến thống nhất chế tạo máy lấy tơ sen với ba cụm chính.

Cụm thứ nhất có chức năng kẹp và định vị thân sen, đồng thời đi qua lưỡi dao để tạo vết cắt trên thân sen. Cụm thứ hai có chức năng kéo xoắn tơ. Cụm thứ ba sẽ miết tơ để nối các sợi nhỏ với nhau thành một sợi hoàn chỉnh. Mọi công đoạn đều được lắp ráp và vận hành tự động. 

Chạy thử nghiệm, máy xử lý từ 600 - 650 cuống sen mỗi ngày, gấp ba lần số lượng cuống sen so với thủ công, tơ sen được kéo dài và dày hơn. Máy có thể thay thế 3-4 nhân công. Nhóm nghiên cứu tự tin có thể đưa sản phẩm ra thị trường vì "đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam", Đức nói. Toàn bộ chi phí chế tạo máy trong khoảng 40 triệu đồng, thời gian chế tạo là hai tháng.

Để đáp ứng nhu cầu thương mại, nhóm nghiên cứu cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp phôi tự động để phù hợp với mọi kích cỡ thân sen. Ngoài ra sẽ cải thiện bộ phận miết tơ để tạo ra nhiều sợi hơn. Khi sản phẩm sẵn sàng đưa ra thị trường, nhóm sẽ tiếp cận các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp có nhu cầu để thương mại hóa sản phẩm. 

Thông thường để sản xuất một chiếc khăn dài hai mét cần tới gần 5.000 cuống sen, trong khi một người thợ lành nghề chỉ làm được khoảng 250 cuống sen mỗi ngày. Như vậy phải mất ít nhất hai tháng để dệt tơ sen thành sản phẩm, dẫn đến giá thành cao, khó tiếp cận người dùng. Với việc tự động hóa khâu sản xuất tơ sẽ giúp giảm thời gian làm ra một chiếc khăn lụa, cơ hội giảm giá thành sản phẩm.

Tại cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách Khoa 2019" vừa tổ chức cuối tháng 12/2019, Đề tài chế tạo máy lấy tơ sen của nhóm nghiên cứu dành giải Nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học Việt lấy độc trị độc

Nhà khoa học Việt lấy độc trị độc

Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam về tác dụng kháng viêm, giảm đau của nọc ong trên động vật thực nghiệm.

Đăng ngày: 30/12/2019
Kính thông minh MultiGlass cho người khuyết tật dùng máy tính

Kính thông minh MultiGlass cho người khuyết tật dùng máy tính

Lê Hoàng Anh (29 tuổi, ở Đà Nẵng) phát triển kính thông minh MultiGlass giúp người dùng chỉ cần nghiêng đầu hoặc nháy mắt là có thể điều khiển con chuột.

Đăng ngày: 17/12/2019
Việt Nam sản xuất túi nilon tự hủy thành... nước

Việt Nam sản xuất túi nilon tự hủy thành... nước

Chỉ trong vòng chưa tới 3 năm, túi sẽ phân hủy thành nước và khí CO2, dễ dàng thẩm thấu dưới đất, đem lại dinh dưỡng cho cây trồng.

Đăng ngày: 09/12/2019
Sáng chế thành công máy gieo hạt, bón phân phục vụ sản xuất hiệu quả

Sáng chế thành công máy gieo hạt, bón phân phục vụ sản xuất hiệu quả

Máy do anh Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1980, trú tại Đồng Nai, thiết kế có tay cầm tương tự tay lái xe đạp, chuyển động nhờ lực đẩy của người điều khiển và bánh xe.

Đăng ngày: 28/11/2019
Hành trình lai tạo hạt gạo ngon nhất thế giới của kỹ sư Hồ Quang Cua

Hành trình lai tạo hạt gạo ngon nhất thế giới của kỹ sư Hồ Quang Cua

Gần 25 năm lai tạo lúa, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng hai cộng sự đã làm rạng danh ngành nông nghiệp Việt Nam khi giống ST25 được công nhận gạo ngon nhất thế giới.

Đăng ngày: 18/11/2019
Sáng chế nông dân máy phun thuốc trừ sâu

Sáng chế nông dân máy phun thuốc trừ sâu

Máy do ông Phạm Văn Hát (Hải Dương) chế tạo có chiều dài 20 m, bánh xe di chuyển được trên ruộng lầy và lún, đã xuất khẩu sang Australia, Thái Lan.

Đăng ngày: 08/11/2019
Độc đáo ngôi nhà

Độc đáo ngôi nhà "lưỡng cư" không sợ ngập ở miền Tây

Ngôi nhà 'lưỡng cư' có hệ thống trượt nổi độc đáo có thể nổi lên khi nước dâng và trở về ban đầu khi nước rút là giải pháp lý tưởng cho người dân miền Tây hàng năm phải đối mặt nước lũ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News