Lần đầu tìm thấy thông tin từ hạt bụi Mặt trăng
Phân tích bụi dính trên găng tay của phi hành gia, nhà nghiên cứu tìm thấy sắt, nước và heli trong hạt bụi Mặt Trăng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago đã tìm ra phương pháp bảo tồn các mẫu vật trên Mặt Trăng từ những chuyến thực hiện nhiệm vụ của Apollo bằng phương pháp chụp cắt lớp nguyên tử (APT). Đây là lần tiên có thể nhìn thấy thành phần cấu tạo và vị trí của các nguyên tử trong hạt bụi nhỏ.
Các hạt bụi Mặt Trăng được lấy từ găng tay phi hành gia trong nhiệm vụ của Apollo. Ảnh : Chicago News).
Để phân tích hạt bụi, nhóm nghiên cứu chuẩn bị một mẫu hạt chỉ rộng vài trăm nguyên tử, sau đó tách mẫu hạt đó bằng chùm nguyên tử tích điện hội tụ và tia laser. Kỹ thuật APT với độ nhạy và độ phân giải cao giúp các nhà khoa học tiếp cận các mẫu nhỏ nguyên tử trong hạt bụi Mặt Trăng từ những hình ảnh phân tích 3D. Một số thành phần bay ra khỏi mẫu hạt với tỉ lệ khác nhau cho phép phân tích thành phần và kết cấu của hạt bụi.
"Năm mươi năm trước không ai có thể đoán trước rằng bằng kỹ thuật phân tích này, chỉ cần sử dụng một phần phân tử của hạt bụi trên găng tay của phi hành gia cũng có thể khám phá nhiều thông tin khoa học quý giá đến như vậy", nhà địa vật lý Philipp Heck, Đại học Chicago cho biết.
Trong hạt bụi đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được các sản phẩm hình thành từ quá trình phong hóa không gian, gồm sắt nguyên chất, nước và heli. Trích xuất những thành phần quý giá này từ hạt bụi Mặt Trăng có thể giúp các phi hành gia duy trì quá trình sinh sống không gian của họ trong tương lai.
Nghiên cứu hạt bụi trên bề mặt của Mặt Trăng còn giúp nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình quan trọng trong hệ Mặt Trời, đó là quá trình phong hóa không gian. Không giống như Trái Đất, Mặt Trăng không có bầu khí quyển để bảo vệ, không gian chính là môi trường khắc nghiệt với các thiên thạch nhỏ, bức xạ dạng tia từ mặt trời và vũ trụ. Vì vậy, bề mặt đất của Mặt Trăng thay đổi sâu sắc do quá trình này.
Kết quả này đã thuyết phục NASA tài trợ ba năm nghiên cứu về bụi Mặt Trăng. Nhờ kỹ thuật APT, các nhà khoa học có thể tìm kiếm sự khác biệt giữa hạt bụi do phong hóa không gian và hạt bụi bẩn trên Mặt Trăng, từ đó dự đoán chính xác những gì ở dưới bề mặt Mặt Trăng và thông tin các tiểu hành tinh cách rất xa Trái Đất.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
