Lạng Sơn ngập lụt lịch sử

Hoàn lưu bão Rammasun hôm 19/7 gây mưa lớn, biến thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) thành biển nước, có nơi lũ dâng gần nóc nhà.


Ngay sau khi bão Rammasun quét qua, đêm 19 đến ngày 20/7, các tỉnh Bắc Bộ đã có mưa to. Lúc 7h sáng 20/7, đỉnh lũ tại sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) là 257,01m (vượt báo động 3 là 0,51m), đến 13h đỉnh lũ lên 257,39m (vượt báo động 3 là 0,89m).


Mực nước sông Kỳ Cùng tràn qua cả rào chắn, ngập lút các mố cầu.


Nhiều khu dân cư thành phố Lạng Sơn chìm trong biển nước.


Cuộc sống của người dân bị xáo trộn nghiêm trọng.


Trên 1.200 quầy hàng hóa ở chợ Đông Kinh và chợ Giếng Vuông phải di dời.


Theo báo cáo sơ bộ của UBND tỉnh Lạng Sơn, ngày 20/7 có ít nhất bốn người chết, trong đó ba người do lũ cuốn trôi và một người bị tai nạn do sửa nhà.


Mưa lũ cũng khiến 6.000 nhà bị ngập sâu, trong đó khoảng 200 bị hư hỏng nặng và hư hỏng hoàn toàn; trên 2.000 ha lúa bị ngập và cuốn trôi.


Chuyên gia khí tượng nhận định, đây là một trong 3 trận lũ lịch sử ở Lạng Sơn. Trước đó địa phương từng gánh chịu trận lũ lớn vào năm 1986 (gần 260m) và năm 2008 (257,80m).


Cây cối đổ gãy do ảnh hưởng của bão Rammasun. Khu vực Chi Lăng lượng mưa đo được lên đến 158mm.


Các tuyến quốc lộ 1B, 4A, 4B, 279 và một số tuyến đường tỉnh lộ bị chia cắt; giao thông nhiều đoạn bị ngập úng và sạt lở đất với khối lượng sạt lở khoảng 32.500m3 đất đá.


Khi xảy ra lũ lụt, địa phương đã di dời 5.100 hộ dân ra khỏi vùng ngập úng, sạt lở, đồng thời huy động 5.300 người gồm các lực lượng công an, quân đội, dân quân, cán bộ ứng cứu, hỗ trợ nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, di dời sơ tán kho tàng, tài sản.


Nước ngập gần hết tầng một của ngôi nhà hai tầng.


Các gia đình phải di chuyển đồ dùng ra bên ngoài do nước ngày càng lên cao. Cơ quan Khí tượng dự báo, mực nước trên sông Kỳ Cùng tiếp tục xuống. Trong khi đó, mực nước các sông Đà, Lô, Thao, Cầu, Thương, Lục Nam tiếp tục lên. Trên sông Lục Nam tại Lục Nam có khả năng đạt đỉnh 6,1m (dưới báo động 3 là 0,2m) vào 1h ngày 21/7, sau chậm. Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương có khả năng đạt đỉnh ở mức xuống 4,8m (trên báo động một là 0,5m) vào 3h ngày 21/7, sau đó xuống chậm...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những phát minh cổ đại cực độc con người vẫn

Những phát minh cổ đại cực độc con người vẫn "xài"

Cùng xem xét lại những đồ vật có từ thời Hy Lạp và Ai Cập cổ đại mà đến giờ vẫn khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, tiện nghi hơn.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những loài bướm xinh đẹp

Những loài bướm xinh đẹp

Mang đủ màu sắc của cầu vồng, các loài bướm rực rỡ trên thế giới luôn là niềm yêu thích của những người yêu thiên nhiên.

Đăng ngày: 13/02/2025
Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ

Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ

Sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người phải xách balo lên và tìm về những nơi ấy, nơi để tâm hồn ta hòa quyện với đất trời, để thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Đăng ngày: 05/02/2025
Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới

Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới

Hình ảnh về tuyết rơi mùa đông trắng xóa bao phủ một màu trắng khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp, không gian tĩnh mịch và mong muốn được một lần được chơi đùa dưới trời mưa tuyết.

Đăng ngày: 05/02/2025
18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu

18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu

Trong lúc câu chuyện về chiếc váy gây xôn xao trên Internet trong thời gian vừa qua vẫn đang là một vấn đề còn tranh cãi. Những ảo ảnh quang học được giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ lại một lần nữa cho thấy sự kỳ diệu của nhiều hiện tượng vật lý mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Đăng ngày: 05/02/2025
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Đăng ngày: 29/01/2025
Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News