Vì sao Trái đất quay?
Tại sao tất cả mọi thứ trong Hệ Mặt Trời đều quay? Và tại sao hầu hết mọi chuyển động quay đều có cùng một hướng?
Điều này không thể là ngẫu nhiên được. Nhìn xuống Trái đất từ phía trên và bạn sẽ thấy nó quay ngược chiều kim đồng hồ. Cũng tương tự với Mặt trời, sao Hỏa và các hành tinh khác.
4.54 tỷ năm trước, Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành bên trong một đám mây hydro, đám mây này khác với tinh vân Orion hay tinh vân Đại Bàng với những đường ống tuyệt vời của tạo hóa.
Sau đó, nó cần một vài tác động, chẳng hạn như những sóng xung kích từ một siêu tân tinh gần đó, và điều này tạo ra một khu vực khí lạnh dồn vào bên trong thông qua lực hấp dẫn của chúng. Khi nó đã co lại, đám mây bắt đầu quay.
Hình vẽ của họa sĩ mô tả một đĩa tiền hành tinh xung quanh một ngôi sao mới hình thành. (Credit: ESO/L. Calçada).
Nhưng tại sao chúng lại quay?
Đó là do bảo toàn động lượng quay.
Hãy nghĩ về một cá thể phân tử trong đám mây Hydro. Mỗi hạt mang động lượng riêng của nó và trôi đi trong không gian. Khi những phân tử này kết hợp với phân tử khác bởi trọng lực, chúng cần phải cân bằng động lượng của mỗi hạt. Khả năng cân bằng hoàn hảo bằng 0 là có thể xảy ra, nhưng thực sự rất khó.
Có nghĩa là, một số trong số chúng sẽ trượt qua nhau. Giống như những người trượt băng nghệ thuật cầm tay kéo nhau để quay nhanh hơn, sự co lại của tinh vân tiền Mặt Trời với động lượng của các hạt cân bằng của nó trở nên quay nhanh hơn.
Đây chính là lúc bảo toàn động lượng quay bắt đầu có tác động
Khi Hệ Mặt trời quay càng nhanh, nó bị dẹt ra thành một đĩa với một khu vực phình ở giữa. Chúng ta thấy cấu trúc tương tự ở khắp nơi trong vũ trụ: Hình dáng của các thiên hà, xung quanh các lỗ đen đang quay...
Mặt Trời hình thành từ chỗ phình ở tâm chiếc đĩa này, và các hành tinh hình thành bên ngoài. Chúng thừa hưởng chuyển động quay từ chuyển động tổng thể của bản thân Hệ Mặt Trời.
Trong suốt một vài trăm triệu năm, tất cả vật chất trong Hệ Mặt trời tập trung lại với nhau thành các hành tinh, tiểu hành tinh, mặt trăng và sao chổi... Sau đó bức xạ mạnh và gió sao từ ngôi sao trẻ Mặt trời thổi sạch những thứ còn lại khác.
Không có bất kỳ lực không cân bằng nào khác tác động lên chúng, nên quán tính của Mặt trời và các hành tinh đã giữ chúng quay trong hàng tỷ năm qua.
Và chúng sẽ tiếp tục quay cho đến khi chúng va chạm với các vật thể khác, hàng tỷ hoặc thậm chí hàng nghìn tỷ năm sau trong tương lai.
Trái đất quay để bảo tồn động lượng góc của nó.
Cuối cùng, tại sao Trái đất quay?
Trái đất quay bởi vì nó được sinh ra trong đĩa bồi của đám mây hydro co lại từ lực hấp dẫn lẫn nhau và cần thiết để bảo tồn động lượng góc của nó. Nó tiếp tục quay bởi quán tính.
Nguyên nhân tất cả đều quay cùng hướng là bởi vì chúng sinh ra cùng nhau trong cùng một tinh vân từ hàng tỷ năm trước.
Trái đất có thể ngừng quay, thay đổi chiều quay, góc quay... chỉ khi có một lực không cân bằng nào đó tác động vào.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.
