Tìm hiểu về tân tinh và siêu tân tinh

Là một người yêu thích thiên văn học, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến tân tinh và siêu tân tinh. Vậy tân tinh là siêu tân tinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nó qua bài viết dưới đây.

Tân Tinh là gì?

Tân tinh (hay sao mới) là một vụ nổ hạt nhân lớn xảy ra trên sao lùn trắng, khiến cho nó bất thình lình sáng lên. Không nên nhầm lẫn tân tinh với những hiện tượng sáng lên khác như siêu tân tinh hoặc tân tinh phát ra ánh sáng đỏ (luminous red novae). Tân tinh được cho là xảy ra tại bề mặt của một sao lùn trắng trong hệ sao đôi. Nếu hai sao trong hệ nằm gần nhau, vật chất từ một sao đồng hành có thể bị sao lùn trắng hút về. Hiện tượng tân tinh là do các khí plasma hiđro bồi tụ dần trên bề mặt sao lùn trắng đến một giới hạn xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân không kiểm soát.

Siêu tân tinh là gì?

Siêu tân tinh, hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m.

Tìm hiểu về tân tinh và siêu tân tinh
Bản chất của hiện tượng siêu tân tinh là điểm kết cục của một số loại sao của quá trình tiến hóa của chúng.

Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.

Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao, kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark...) hay hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao. Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao trở thành tàn tích siêu tân tinh.

Ý nghĩa của tên gọi siêu tân tinh

Tên gọi siêu tân tinh hay sao siêu mới xuất phát từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng như thể vừa sinh ra. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh. Tuy nhiên, bản chất của hiện tượng siêu tân tinh là điểm kết cục của một số loại sao của quá trình tiến hóa của chúng.

Phân loại siêu tân tinh

  • Siêu tân tinh được phân làm hai loại dựa trên sự có mặt hay không của các vạch hydro trên biểu đồ ánh sáng.
  • Siêu tân tinh không chứa các vạch hydro trong quang phổ thuộc siêu tân tinh loại I, ngược lại là siêu tân tinh loại II.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyên gia của NASA tiết lộ

Chuyên gia của NASA tiết lộ "thảm họa thiên thạch" khiến nhà khoa học lo ngại

Nhà thám hiểm vũ trụ thuộc NASA công bố thời gian 5 tiểu hành tinh sẽ bay sượt qua Trái Đất trong một năm tới. Trong số đó, một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho chúng ta.

Đăng ngày: 30/05/2017
Nếu một vệ tinh

Nếu một vệ tinh "triệu đô" đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?

Mỗi vệ tinh hay tàu thăm dò được phóng lên vũ trụ đều tiêu tốn của NASA tới hàng triệu đô la. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng mất liên lạc?

Đăng ngày: 30/05/2017
Công bố bản đồ lịch sử vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay

Công bố bản đồ lịch sử vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế thuộc Dự án thăm dò bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) đã tạo ra bản đồ quy mô lớn đầu tiên về cấu trúc của vũ trụ.

Đăng ngày: 29/05/2017
Quang cảnh tuyệt vời khi bạn bước chân ra ngoài vũ trụ

Quang cảnh tuyệt vời khi bạn bước chân ra ngoài vũ trụ

Chắc chắn đây là quang cảnh mà có thể cả đời bạn cũng không tận mắt xem được.

Đăng ngày: 29/05/2017
Hé lộ

Hé lộ "nhà thám hiểm" sẽ lên sao Hỏa năm 2020

Sau thời gian dài chờ đợi, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cuối cùng cũng công bố hình ảnh đầu tiên về robot tự hành thám hiểm sao Hỏa thế hệ mới.

Đăng ngày: 29/05/2017
New Zealand: Phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron

New Zealand: Phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron

Hãng hàng không vũ trụ tư nhân Rocket Lab đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron của hãng này lên vũ trụ từ một cơ sở của công ty này ở New Zealand.

Đăng ngày: 29/05/2017
Kế hoạch

Kế hoạch "chạm vào Mặt trời" của NASA sẽ được tiến hành như thế nào?

Lần đầu tiên, con người chính thức... chinh phục Mặt trời, và nghiên cứu lần này sẽ đem lại những kết quả bất ngờ.

Đăng ngày: 29/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News