Lăng Taj Mahal chuyển thành màu vàng vì một lý do cực kỳ đáng ngại

Công trình bằng đá cẩm thạch trắng - lăng Taj Mahal của Ấn Độ đang ngày càng xỉn màu. Lý do là gì?

Với những người am hiểu lịch sử thế giới, họ sẽ chẳng lạ gì cái tên Taj Mahal. Đây là tên một lăng mộ tại Agra (Ấn Độ) và hiện đã được xếp vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Nhìn chung, Taj Mahal là một công trình mang tính biểu tượng của Ấn Độ, nơi từng được rất các nguyên thủ quốc gia, thành viên Hoàng tộc và các sao hạng A của Hollywood ghé đến. Thế nhưng, ngày từng ngày, màu sắc của lăng đang dần đổi màu, từ trắng sang vàng nâu.

Và theo các chuyên gia, đây là một dấu hiệu cực kỳ đáng lo ngại, lý do gây ra hiện tượng là vì ô nhiễm môi trường.


Công trình bằng đá cẩm thạch trắng đang dần đổi màu.

Cụ thể trong nhiều năm, di tích 400 năm tuổi này đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ khói bụi ô nhiễm từ các khu công nghiệp lân cận. Các hóa chất trong khói đã khiến cho cả tòa nhà bằng đá cẩm thạch dần mất màu, trở nên xỉn hẳn đi.

Trong nhiều năm, dù rất cố gắng ngăn chặn - bao gồm cả việc dùng bùn đánh sạch các vết ố trên đá - nhưng mọi nỗ lực đều không có hiệu quả. Quá trình "héo úa" của một biểu tượng vẫn không chậm lại.

Hiện tại, Tòa án Tối cao Ấn Độ đang yêu cầu một bản kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ được thánh địa của quốc gia, dự tính phải được công bố trong vòng 1 tháng nữa. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở các khu công nghiệp mọc lên quá dày.

"Công nghiệp da thuộc và khách sạn đang mọc lên rất nhiều. Tại sao?" - tòa án lên tiếng.

Được biết, Lăng Taj Mahal được xây dựng bởi hoàng đế Shah Jahan để làm nơi yên nghỉ cho vợ của ông là hoàng hậu Mumtaz Mahal. Vì vẻ đẹp và quy mô của nó, công trình đã trở thành biểu tượng của Ấn Độ, và là một trong những điểm thu hút khách du lịch mạnh nhất quốc gia.

Chỉ trong năm 2016, có tới 6,5 triệu người đã ghé thăm khu di tích, trong đó có cả những nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên trong năm 2018, chính phủ đã ra quyết định tăng giá vé nhằm hạn chế du khách ghé thăm địa điểm này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News