Lào Cai lại hứng mưa đá lớn

Kéo dài 20 phút, trận mưa đá sớm 29/3 dội xuống huyện Bảo Yên với kích cỡ viên đá tới 7-8cm đã gây nhiều thiệt hại. Chuyên gia khí tượng khẳng định chưa bao giờ địa phương này liên tiếp hứng mưa đá dữ dội như vậy.

>>> Mưa đá khủng khiếp tàn phá Mường Khương

Từ 1h40 đến 2h sáng 29/3, người dân thị trấn Phố Giàng và 3 xã Long Phúc, Lương Sơn, Xuân Thượng (Bảo Yên) bị đánh thức bởi những tiếng đập liên tiếp trên mái nhà. Phát hiện mưa đá, bà con vội chui xuống gầm giường trú ẩn, hoặc trùm chăn che chắn.


Đường kính viên đá khá lớn. (Ảnh: Báo Lào Cai)

Thị trấn Phố Giàng và xã Lương Sơn bị mưa đá hoành hành dữ dội. Những viên đá kích cỡ trung bình 4-6cm, viên to 7-8cm với mật độ dày đặc khiến hàng trăm nhà dân bị hư hỏng. Mưa kèm gió giật mạnh làm nhiều nhà gỗ bị sập. Một số người bị thương do đá rơi trúng.

Trao đổi với PV, ông Trần Đình Khải, Phó ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Bảo Yên, cho biết hiện vẫn chưa thống kê hết thiệt hại. Chính quyền đang nhanh chóng giúp dân khắc phục hậu quả.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, cho biết mưa đá xuất hiện cùng gió mạnh cấp 7-8 (tương đương cấp gió bão). Lượng mưa đo được khá lớn, trên 40mm.

Chuyên gia này bày tỏ sự bất ngờ với trận mưa đá sáng nay. Thông thường mưa đá hình thành khi có sự xung đột giữa hai dòng không khí nóng và lạnh. Từ ngày 27/3 đến nay, không khí lạnh vẫn duy trì ảnh hưởng nên nền nhiệt ở Lào Cai vẫn thấp, ban đêm chỉ 24 độ C.

"Nhiều khả năng ở độ cao trên 5.000m có rãnh thấp, tạo ra dòng thăng đẩy mây đối lưu lên cao. Càng lên cao, mây đối lưu gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành đá và rơi xuống", ông Hải phán đoán và cho rằng điều kiện núi cao, rừng rậm đan xen như Lào Cai cũng là nguyên nhân khiến mưa đá xuất hiện nhiều hơn những nơi khác.


Mưa đá rơi xuống hiên nhà. (Ảnh: Báo Lào Cai)

Khẳng định từ xưa đến nay chưa bao giờ Lào Cai lại hứng chịu nhiều trận mưa đá dữ dội như vậy, ông Hải cảnh báo tới ngày 31/3, miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường yếu. Người dân vùng núi cần đề phòng những hiện tượng thời tiết bất thường, trong đó có mưa đá.

Trước đó sớm 27/3, mưa đá dội xuống 34 xã của 3 huyện Lào Cai là Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, làm 12.000 nhà dân bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 70 tỷ đồng. Tại Mường Khương, nhiều viên đá kích cỡ 10-14cm làm hỏng trên 7.000 nhà, 23 người nhập viện do đá rơi trúng.

Chiều 27/3, tại huyện Sapa, Bảo Thắng và TP Lào Cai cũng xuất hiện mưa đá, nhưng viên đá chỉ 1-3cm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News