Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín

Bí mật nào ẩn giấu đằng sau màn trình diễn ảo thuật còng tay ra sau, nhốt vào thùng kín - nghe thôi cũng tưởng chừng bất khả thi này?

Thoát khỏi một chiếc hộp đang chìm dần trên dòng sông trong khi tay chân bị trói bởi xích và còng luôn là một màn ảo thuật nguy hiểm và cực kỳ hút khách.

Vậy nhưng bạn có tò mò không khi muốn tìm cho ra lời giải bí mật đằng sau những màn tẩu thoát ngoạn mục này? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ lắm đó!

Harry Houdini và những màn trình diễn đáng nhớ

Harry Houdini được biết đến là nhà ảo thuật với kỹ năng giải thoát hàng đầu thế giới vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bằng cách đặt mình vào những tình thế hiểm nguy cận kề với cái chết, ông luôn khiến khán giả phải hồi hộp đến đứng tim khi theo dõi những màn trình diễn của mình.

Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín
Nhà ảo thuật Harry Houdini.

Vào năm 1912, tại sông Đông của New York, ông đã nâng sự nguy hiểm trong những màn tẩu thoát lên một tầm cao mới. Houdini trong khi bị trói và còng tay đã leo vào bên trong chiếc hộp gỗ. Chiếc hộp này sau đó được đóng đinh, khóa chặt lại bởi xích sắt.

Trước sự chứng kiến của đám đông khán giả, chiếc hộp gỗ chứa Houdini chìm dần xuống dòng sông lạnh giá. Khoảng 150 giây sau đó, ông trồi lên mặt nước, cách nơi thả chiếc hộp một khoảng ngắn trong sự tán thưởng nồng nhiệt của những người đang chứng kiến.

Tạp chí khoa học Mỹ đã phải tuyên bố rằng đây là "một trong những màn ảo thuật đáng nhớ nhất từng được trình diễn".

Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín
Màn ảo thuật gây ấn tượng mạnh không chỉ bởi sự thô sơ trong các trang thiết bị thời đó, mà còn nằm ở độ chân thực.

Màn ảo thuật sau đó được rất nhiều ảo thuật gia khác thực hiện lại với những biến thể rất khác nhau, nhưng chắc chắn không ai có thể gây được nhiều ấn tượng như Houdini. Đó không chỉ bởi sự thô sơ trong các trang thiết bị thời đó, mà còn nằm ở độ chân thực.

Vậy đâu là bí mật phía sau màn trình diễn "gây nín thở" này?

Có hai thứ quyết định nên thành bại cho màn ảo thuật thoát khỏi chiếc hộp khóa kín dưới nước, đó chính là còng tay và chính bản thân chiếc hộp.

Với chiếc còng tay, đòi hỏi Houdini phải tập luyện vô cùng vất vả và cũng cần có năng khiếu đặc biệt. Trong suốt sự nghiệp của mình, có hai chiếc còng làm ông mất khoảng một tiếng để mở, nhưng lời đồn đại cho rằng không có bất kỳ loại còng hay khóa nào có thể giữ được ông.

Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín
Houdini chuẩn bị thực hiện màn ảo thuật.

Nhiều người cho rằng những chiếc còng đó hẳn phải có một cơ chế đặc biệt giúp người bị còng có thể mở ra dễ dàng. Nhưng sự thật lại đơn giản hơn rất nhiều - Houdini vốn là một thợ phá khóa đại tài. Ông học cách phá khóa từ khi còn rất nhỏ. Đôi khi, chỉ bằng cách tác động một lực đủ lớn vào một góc nhất định hay một mẩu kim loại mỏng, ông sẽ hạ gục được mọi loại khóa.

Với những loại còng đặc biệt chỉ có một chìa duy nhất, việc Houdini làm thậm chí còn đơn giản hơn, đó là đánh tráo. Ông giấu một chiếc chìa giả trong lòng bàn tay, rồi nhanh chóng đánh tráo nó với chiếc chìa thật trước khi giao chiếc chìa đó lại cho trợ lý trước sự chứng kiến của khán giả. Những gì diễn ra sau đó trở nên quá đơn giản cho một ảo thuật gia quá nhiều kinh nghiệm như ông.

Còn về chiếc hộp dùng để thực hiện màn ảo thuật, chắc chắn có thiết kế rất đặc biệt.

Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín
Chiếc hộp có những lỗ nhỏ cho phép Houdini có thể thở trong khi chờ các trợ lý đóng kín nắp bằng đinh và dây xích.

Đầu tiên, chiếc hộp có những lỗ nhỏ cho phép Houdini có thể thở trong khi chờ các trợ lý đóng kín nắp bằng đinh và dây xích. Những lỗ này cũng để nước tràn vào bên trong nhằm làm chiếc hộp chìm xuống nước.

Mấu chốt chính của chiếc hộp nằm ở các mặt hông. Sẽ có một mặt không được đóng đinh, mà được cố định bởi một bản lề đặc biệt chỉ có thể mở ra từ bên trong bằng một chốt khóa.

Khi chiếc hộp được khóa chặt, việc đầu tiên Houdini sẽ làm là nhanh chóng giải thoát mình ra khỏi còng tay và các loại xích khác.

Ông sẽ đợi đến khi biết là chiếc hộp đã chìm hoàn toàn vào trong nước, rồi mới mở chốt khóa chiếc hộp để thoát ra ngoài, sau đó từ từ trồi lên mặt nước.

Lật tẩy màn ảo thuật kinh điển: còng tay nhốt trong thùng kín
Houdini mở chốt khóa chiếc hộp để thoát ra ngoài, sau đó từ từ trồi lên mặt nước.

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất, màn ảo thuật này ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Một trong số đó diễn ra trong một lần khi Houdini để chiếc hộp chạm đáy sông trước khi ông mở nắp hông.

Chiếc hộp bị đổ và bùn sông đã ngăn không cho ông mở nắp. Thần kỳ thay, sau rất nhiều nỗ lực vùng vẫy, ông cũng đã tìm cách phá được mặt hông trong gang tấc. Từ kinh nghiệm nhớ đời đó, ông đã luôn phải chắc chắn rằng, nắp hông của chiếc hộp sẽ được mở trước khi chạm đáy.

Ngay cả một ảo thuật gia hàng đầu, là thần tượng của biết bao thế hệ ảo thuật gia cũng phải có lúc cận kề với cái chết từ màn ảo thuật do chính ông sáng tạo ra.

Vì thế, dù có thích thú thế nào, các bạn KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý LÀM THEO!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News